Theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (World Steel) vừa công bố, sản lượng thép thô của 64 quốc gia chỉ ở mức 149,3 triệu tấn trong tháng 7, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 7 tháng đầu năm 2022, sản lượng thép thô toàn cầu đạt gần 1.102 triệu tấn, giảm 5,4% so với cùng kỳ.
Số liệu của World Steel cho thấy, hầu hết các khu vực sản xuất thép lớn trên thế giới đều ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về sản lượng trong giai đoạn này.
Sản lượng thép thô thế giới giảm 6,5% trong tháng 7/2022
Trong đó, Nga và các nước trong khu vực CIS cùng với Ukraine là thị trường ghi nhận sự sụt giảm mạnh nhất về sản lượng thép. Cụ thể, sản lượng thép trong tháng 7 của các nước này chỉ đạt 6,4 triệu tấn, giảm tới 29,1%. Lượng thép trong giai đoạn 6 tháng đạt 50,5 triệu tấn, giảm 18,8% so với cùng kỳ năm 2021 trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Tương tự, sản lượng thép thô ở châu Á đạt 110 triệu tấn, giảm 5,2% so với tháng 7/2021. Khu vực châu Phi sản xuất được 1,2 triệu tấn, giảm 5,4%. Khu vực EU (27) đã sản xuất 11,7 triệu tấn thép thô trong giai đoạn này, giảm 20,7%.
Tại khu vực Bắc Mỹ, trong tháng 7, sản lượng thép thô đạt 9,6 triệu tấn, giảm 5,4%. Trong khi đó, sản lượng thép thô (thép thô) ở Nam Mỹ trong trong tháng này đạt 3,6 triệu tấn, giảm 7,8% so với cùng tháng năm trước. Các nước Trung Đông đã sản xuất được 3,2 triệu tấn, giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường thép toàn cầu tháng 7/2022: Tiếp tục giảm mạnh về sản lượng
Trong top 10 quốc gia sản xuất thép hàng đầu, Trung Quốc - nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, tiếp tục ghi nhận giảm về sản lượng trong giai đoạn này khi chỉ đạt gần 81,4 triệu tấn, giảm 6,4% so với tháng 7/2021.
Cùng ghi nhận tình trạng giảm về sản lượng thép thô trong tháng 6 có Nhật Bản sản xuất 7,3 triệu tấn, giảm 8,5%; Mỹ sản xuất được 7 triệu tấn, giảm 6,4%; Nga ước tính đã sản xuất 5,5 triệu tấn, giảm 13,2%. Hàn Quốc sản xuất 6,1 triệu tấn, giảm 1%; Đức sản xuất 3 triệu tấn, giảm 2%; Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất 2,7 triệu tấn, giảm 20,7%; Brazil sản xuất 2,8 triệu tấn, giảm 8,7%.
Điểm sáng duy nhất của ngành thép thế giới trong giai đoạn này đến từ Ấn Độ và Iran khi 2 nước này ghi nhận có sự tăng trưởng về sản lượng. Cụ thể, Ấn Độ sản xuất 10,1 triệu tấn trong tháng 7, tăng 3,2%. Iran ước tính đã sản xuất 2 triệu tấn, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam, sản lượng thép thành phẩm của toàn ngành trong tháng 7 đạt 2,252 triệu tấn, giảm 6,19% so với tháng trước và giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 7 tháng đầu năm, Việt Nam đã sản xuất được 18,8 triệu tấn, giảm 3,7% so với cùng kỳ.
Mới đây, nhiều doanh nghiệp thép trong nước tiếp tục thông báo hạ giá sản phẩm lần thứ 15 trong ngày 22/8. Lần này, các doanh nghiệp như Hòa Phát, Việt Ý, Việt Nhật, Kyoei... đều giảm giá thép 200.000-810.000 đồng một tấn. Hiện giá thép trong nước đang dao động trong khoảng 14,4-15,7 triệu đồng/tấn tùy loại thép và thương hiệu.
-
Thị phần ngành thép và tôn mạ biến đổi ra sao trong năm 2022?
Sau nửa đầu năm 2022 với nhiều biến động về giá bán cùng nhu cầu thép suy yếu, thị phần của các ông lớn như Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim trong ngành thép và tôn mạ tiếp tục có sự thay đổi lớn.
-
Mặt hàng quan trọng của 4 nền kinh tế hàng đầu châu Á bị Malaysia áp thuế chống bán phá giá
Malaysia áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc, có hiệu lực từ ngày 11/1.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.
-
Diễn biến mới vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc, tin vui sắp đến với các nhà sản xuất thép lớn trong nước?
Cơ quan điều tra đã ban hành bản câu hỏi điều tra cho các nhà sản xuất trong nước và các nhà nhập khẩu, để thu thập các thông tin, số liệu phục vụ cho vụ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội dạng cuộn hoặc t...