Trong báo cáo cập nhật ngành thép mới đây, Chứng khoán VNDirect cho rằng nhu cầu tiêu thụ vẫn mặt hàng này sẽ yếu trong suốt cả năm 2023 và sẽ phải rất nỗ lực thì các doanh nghiệp ngành này mới có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh cả năm.
Nhu cầu ảm đạm kéo dài của lĩnh vực xây dựng dân dụng nội địa đã ảnh hưởng đáng kể tới nhu cầu vật liệu xây dựng trong năm 2023
Theo VNDirect, triển vọng ngành bất động sản dân dụng ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu ngành thép Việt Nam khi chiếm khoảng 60-65% nhu cầu toàn ngành.
Hiện tại, nhu cầu ảm đạm kéo dài của lĩnh vực xây dựng dân dụng nội địa đã ảnh hưởng đáng kể tới nhu cầu vật liệu xây dựng trong năm 2023. Do đó, mặc dù giải ngân đầu tư công được kỳ vọng sẽ tăng tốc trong những quý tới, VNDirect dự báo tổng nhu cầu thép trong nước sẽ tăng trưởng âm một chữ số vào năm 2023.
Cụ thể, tổng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam trong năm nay sẽ giảm 9,2% so với cùng ky xuống mức 9,5 triệu tấn. Trong khi đó, lượng tiêu thụ tôn mạ giảm 7%, xuống 3,9 triệu tấn.
Nhu cầu thép trong nước sẽ tăng trưởng âm một chữ số vào năm 2023, và sẽ chỉ phục hồi mạnh mẽ từ năm 2024
Thời gian qua, mặc dù chính phủ đã ban hành Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi, góp phần tạo cơ sở giải quyết các nút thắt pháp lý, VNDirect cho rằng vẫn còn quá sớm để đánh giá thị trường bất động sản liệu sớm “rã đông” khi hiệu quả thực tế triển khai các chính sách vẫn còn bỏ ngỏ và nhiều điểm nghẽn chưa được giải quyết triệt để.
VNDirect cho rằng các chính sách ban hành nhằm tháo gỡ thị trường bất động sản từ đầu năm có thể tháo gỡ một phần nút thắt, tuy nhiên cần những giải pháp đồng bộ hơn về cả quy trình pháp lý, tiếp cận nguồn vốn để thị trường bất động sản phục hồi.
Do đó, nguồn cung bất động sản nội địa sẽ chỉ có thể được hồi phục từ năm 2024 khi Luật đất đai sửa đổi được thông qua tháo gỡ hàng loạt, đồng bộ các nút thắt pháp lý và áp lực tài chính, lãi suất được giảm bớt khi các ngân hàng tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn thuận lợi hơn cũng như kích cầu người mua nhà.
Điều này dẫn tới việc nhu cầu thép Việt Nam sẽ chỉ phục hồi mạnh mẽ từ năm 2024.
-
Doanh nghiệp thép "ôm" hơn 68.000 tỉ hàng tồn kho
Sau 2 quý sụt giảm mạnh liên tiếp, tồn kho tại nhiều doanh nghiệp thép bắt đầu tăng trở lại và những khoản lãi đã xuất hiện nhiều hơn trong báo cáo tài chính quý 1.2023 của các doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp thép trở lại “đường đua”
Sau nhiều lần tăng giá thép, kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đã được cải thiện. Hai “ông lớn” ngành thép là Hòa Phát và Hoa Sen đều có lãi trở lại, nhiều doanh nghiệp vẫn còn lỗ nhưng số lượng đã ít hơn so với hai quý cuối năm 2022.
-
“Bí kíp” luyện thép NHANH - NHIỀU - RẺ khiến thế giới ngỡ ngàng mà Trung Quốc vừa tìm ra có gì đặc biệt?
Chỉ mất hơn 10 năm, Trung Quốc đã tạo ra công nghệ sản xuất thép không chỉ nhanh hơn mà còn rẻ hơn so với cách làm truyền thống.
-
“Pháp sư” Trung Hoa lại khiến cả thế giới sửng sốt: Chỉ mất 6 giây để hoàn thành quy trình sản xuất thép, nhanh gấp 3.600 lần so với lò cao truyền thống
Công nghệ sản xuất thép này có thể hoàn thành quy trình sản xuất trong vòng chỉ 3-6 giây, nhanh hơn nhiều so với thời gian 6 giờ của các lò cao truyền thống. Đây hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp thép toàn cầu....
-
Diễn biến đáng chú ý trên thị trường THÉP CHẤT LƯỢNG CAO, loại vật liệu nhiều ngành công nghiệp đều cần
Thép cuộn cán nóng chất lượng cao (HRC) đang phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập khẩu. Nếu tự chủ được, các ngành như đóng tàu, cơ khí chính xác, sản xuất ô tô, container... sẽ bớt phụ thuộc chuỗi cung ứng HRC ngoại....