Các nhà phân tích cấp cao cho biết các thị trường chứng khoán mới nổi của châu Á được dự đoán là một lựa chọn đầu tư tốt hơn trong năm tới nhờ mức định giá không đắt đỏ và tốc độ phục hồi kinh tế nhanh. Trong khi đó, thị trường Mỹ sẽ phải đối mặt với sự biến động lớn do tăng trưởng chậm.
Các chuyên gia dự báo các thị trường mới nổi châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam, sẽ có triển vọng đầu tư chứng khoán sáng sủa hơn vào năm 2023 so với các quốc gia phát triển, nơi mà suy thoái kinh tế nhẹ có thể kìm hãm các hoạt động kinh tế.
Charnwut Roongsangmanoon đến từ công ty MFC Asset Management, cho biết nền kinh tế Mỹ được dự đoán sẽ chỉ tăng trưởng 0,4% trong năm 2023 với hai quý đầu tiên liên tiếp tăng trưởng âm, khiến Cục Dự trữ Liên bang phải tăng lãi suất.
Ông cho biết các nền kinh tế châu Âu đã có dấu hiệu suy thoái, và có thể bước vào một cuộc suy thoái nhẹ trong quý 2 và quý 3 năm nay.
Bodin Buddhain, Giám đốc bộ phận chiến lược đầu tư tại Eastspring Investments, dự báo nền kinh tế Nhật Bản sẽ chỉ tăng trưởng 1,4-1,5% vào năm 2023.
“Nếu Trung Quốc không thể mở cửa trở lại nền kinh tế vào giữa năm 2023, nước Mỹ có thể đối mặt với suy thoái”, ông Bodin nói. “Tình hình có thể căng thẳng hơn nếu Trung Quốc trì hoãn mở cửa cho đến cuối năm 2024”.
Varorith Chirachon, Giám đốc điều hành của SCB Asset Management, cho biết kinh tế Mỹ có thể giảm nhẹ trong nửa đầu năm nay và khiến “thị trường chứng khoán có nhiều biến động”.
Ông Charnwut nhận định Trung Quốc là thị trường đầu tiên mà các nhà đầu tư nên xây dựng vị thế, tiếp theo là Việt Nam, vì giá trị cổ phiếu ở cả hai quốc gia này đều hấp dẫn.
Ông nói: “Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi trước tiên nhờ việc nới lỏng các biện pháp zero-Covid và khoản tiết kiệm lớn của người dân Trung Quốc, những người sẵn sàng chi tiêu khi đất nước của họ mở cửa trở lại.
“Nên mua vào cổ phiếu Trung Quốc từ quý 1 năm nay. Trong khi đó, Việt Nam cũng rất triển vọng vì tốc độ tăng trưởng tốt, mặc dù quản lý nội bộ vẫn còn có rủi ro”.
Theo ông Varorith, giá cổ phiếu tại Việt Nam đã giảm 30% kể từ đầu năm 2022 do quy định giới hạn thanh khoản của các ngân hàng. Dự kiến tình hình sẽ được cải thiện vào năm tới.
Ngoài ra, các kênh đầu tư thay thế, bao gồm các quỹ tín thác bất động sản toàn cầu tại các thị trường châu Á, cũng có tiềm năng tăng trưởng không kém và mang lại cho nhà đầu tư mức lợi tức cao.
-
Bộ Tài chính mở cuộc họp bàn về thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp
Ngày mai (23/11), Bộ Tài Chính sẽ tổ chức cuộc họp bàn về thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.
-
Vì sao cổ phiếu Nam Kim được định giá ở mức 18.000 đồng?
Theo các công ty chứng khoán, cổ phiếu của Nam Kim đang có sự cộng hưởng tốt từ sự tăng trưởng hợp lý về quy mô công suất, giá thép phục hồi và triển vọng tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU....
-
SSI Research nhận định gì về cổ phiếu Hoa Sen, Nam Kim?
Mặc dù giá thép phục hồi có thể tác động tích cực đến hàng tồn kho của Hoa Sen và Nam Kim trong quý 1.2023, giá cổ phiếu trong ngắn hạn của hai doanh nghiệp tôn mạ này có thể đối mặt với áp lực chốt lời mạnh sau đợt tăng giá vừa qua....
-
Tập đoàn Hoa Sen lên kế hoạch IPO các công ty nhựa và bán lẻ, trả cổ tức 3%
Hoa Sen dự kiến đưa hai công ty con trong lĩnh vực ống nhựa và phân phối nội thất - vật liệu xây dựng lên sàn chứng khoán trong thời gian 2024-2026.