Diễn biến chỉ số Nikkei 115 của Nhật
Đúng như dự đoán của thị trường, Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25% - 4,5% tại cuộc họp chính sách tháng 5 vừa kết thúc hôm thứ Tư (7/5). Phát biểu tại buổi họp báo sau đó, Chủ tịch Fed Jerome Powell thừa nhận những trở ngại ngày càng tăng đối với nhiệm vụ kép của Fed; đồng thời cảnh báo, nếu mức thuế quan đã được ông Trump công bố vẫn được duy trì, chúng có thể dẫn đến sự chậm lại trong tăng trưởng kinh tế và lạm phát tăng trong dài hạn.
“Trực giác mách bảo tôi rằng sự bất ổn về nền kinh tế đang ở mức cực kỳ cao. Rủi ro suy giảm đã tăng lên”, Powell nói và cho biết thêm, “rủi ro về tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và lạm phát cao hơn đã tăng lên, nhưng chúng vẫn chưa thành hiện thực. … Và điều đó cho tôi biết nhiều hơn trực giác của tôi”.
Bên cạnh đó các nhà đầu tư cũng theo dõi sat những thông tin liên quan đến cuộc gặp sắp tới giữa các quan chức Mỹ và Trung Quốc. Theo đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và người đồng cấp Trung Quốc sẽ họp tại Thụy Sĩ vào tuần này để giải quyết các vấn đề thương mại và kinh tế.
Tuy nhiên phát biểu tại Nhà Trắng hôm thứ Tư, ông Trump tuyên bố là sẽ không cân nhắc việc giảm thuế quan 145% đối với Trung Quốc để thúc đẩy các cuộc đàm phán chiến tranh thương mại với nước này.
Tâm lý thận trọng vì thế vẫn đang ngự trị, khiến thị trường chứng khoán châu Á – Thái bình dương biến động trái chiều trong sáng ngày thứu Năm (8/5).
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 mở cửa tăng 0,28%, trong khi Topix không đổi. Còn tại Hàn Quốc, các chỉ số Kospi và Kosdaq đều mở của trong sắc xanh với mức tăng tương ứng là tăng 0,36% và 0,61%.
Tuy nhiên trên thị trường Úc, chỉ số S&P/ASX 200 giảm 0,14%.
Hợp đồng tương lai chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đứng ở mức 22.466, cao hơn mức đóng cửa gần nhất của HSI là 22.691,88.
Hợp đồng tương lai của các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ chỉ giảm rất nhẹ sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Fed ngay cả khi cơ quan này nhấn mạnh đến rủi ro lạm phát và thất nghiệp gia tăng. Cụ thể, các hợp đồng tương lai của S&P 500, Nasdaq-100 và Dow Jones cùng giảm 0,1%.
Trong phiên giao dịch qua đêm tại Mỹ, cả 3 chỉ số chứng khoán chính đều đóng cửa ở mức cao hơn: S&P 500 tăng 0,43% lên 5.631,28 điểm; Nasdaq Composite tăng 0,27% lên 17.738,16 điểm và Dow Jones tăng 284,97 điểm, tương đương 0,70% và đóng cửa ở mức 41.113,97.
-
Lãnh đạo sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ kỳ vọng đón làn sóng doanh nghiệp Việt niêm yết
Theo tin từ Báo Chính phủ, ngày 5/5 tại trụ sở Nasdaq ở New York, Đại sứ Đặng Hoàng Giang – Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc – đã có buổi làm việc với ông Bob McCooey, Phó Chủ tịch Nasdaq, nhằm thúc đẩy hợp tác giữa sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ hai thế giới với Việt Nam.
-
Một doanh nghiệp thép mất hết thành quả kinh doanh vì đầu tư chứng khoán
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, doanh nghiệp này đang tạm lỗ khoảng 5,7 tỷ đồng cho toàn bộ danh mục chứng khoán kinh doanh.
-
Kỳ vọng gì trên thị trường chứng khoán tháng 5?
Giữa “vùng trũng” thông tin và áp lực vĩ mô, thị trường chứng khoán tháng 5 đặt kỳ vọng vào hệ thống KRX như một bước đệm cho sự minh bạch và ổn định dài hạn.








-
Cách Trung Quốc “gia cố” nền kinh tế ứng phó thuế quan
Lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra cách tiếp cận đa hướng cho doanh nghiệp gặp khó khăn với hàng loạt áp lực bên trong và bên ngoài.
-
Trung Quốc cân nhắc miễn thuế một số mặt hàng của Hoa Kỳ
Trung Quốc đang cân nhắc miễn một số mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ khỏi mức thuế 125% và yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp danh sách các mặt hàng đủ điều kiện để thực hiện điều này.
-
Chứng khoán phái sinh: ‘Cuộc chơi’ không dành cho các tay mơ
Từ đầu năm 2024 đến tháng 2/2025, tỷ lệ giao dịch của nhóm nước ngoài và tự doanh chỉ chiếm rất thấp trên thị trường chứng khoán phái sinh, xấp xỉ ngưỡng gần 5% đến 6%. Phần còn lại thuộc về các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong nước....