Báo cáo mới nhất của công ty quản lý bất động sản Hines về phát triển và đầu tư bất động sản toàn cầu, nhận định sự kiên nhẫn sẽ mang lại cho các nhà đầu châu Á nhiều cơ hội thu về khoản lợi nhuận to lớn.

https://www.investors.com/wp-content/uploads/2017/07/RETIRE-MONEYLAST-071717-adobe.jpeg

Theo đó, nhà đầu tư ngày càng lạc quan về việc nhiều cơ hội mới sẽ xuất hiện trên thị trường bất động sản toàn cầu. Đặc biệt, châu Á sẽ được hưởng lợi nhiều từ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Trong đó, bán lẻ và văn phòng là hai loại hình có khả năng cải thiện nền tảng cơ bản để phục hồi mạnh mẽ.

Josh Scoville, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Hines, cho biết: “Cho đến nay, hiệu suất thị trường đang tương đồng với những dự đoán trước đây của chúng tôi. Khi số lượng dự án được khởi công ngày càng giảm, việc thiếu nguồn cung sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phục hồi của thị trường, đẩy nhu cầu và giá thuê lên cao”.

Không chỉ vậy, vào thời điểm các yếu tố cơ bản tốt hơn và tính thanh khoản cao hơn kết hợp với nhau, những nhà đầu tư kiên trì nhất sẽ giành được nhiều cơ hội tạo ra lợi nhuận nhất.

Thị trường châu Á có vị thế nổi bật

Tăng trưởng của châu Á dự kiến sẽ vượt xa toàn cầu, bất chấp sự suy thoái của Trung Quốc, trong bối cảnh ngân hàng trung ương tại hầu hết các quốc gia vẫn thi hành một chính sách thận trọng.

Theo nghiên cứu của Hines, khi lạm phát hạ nhiệt, lãi suất điều hành được dự báo sẽ giảm trong năm 2024 và 2025, bất chấp việc đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ cho thấy lãi suất dài hạn của châu Á có thể tiếp tục tăng, hoặc thậm chí tăng trong 5 năm tiếp theo.

David Steinbach, Giám đốc đầu tư toàn cầu của Hines, giải thích: “Các thị trường có lãi suất trần tăng đang chứng kiến mức tăng trưởng tiền thuê tương đối lành mạnh. Còn các lĩnh vực như bán lẻ và văn phòng đang có dấu hiệu cải thiện các yếu tố cơ bản và dần trở lại ổn định”.

Quan điểm của ông được nhiều người ủng hộ bởi không có bất kỳ dấu hiệu căng thẳng thực sự nào trên thị trường việc làm châu Á. Thêm vào đó, hoạt động du lịch và di cư gia tăng ít nhất có thể bù đắp một phần cho sự suy giảm hiện tại của nền kinh tế Trung Quốc.

Ông Steinbach cho biết: “Việc lượng giao dịch bất động sản hồi phục là một trong những dấu hiệu ban đầu cho thấy người bán đã chấp nhận mức định giá được điều chỉnh của thị trường”.

“Tại châu Á, tổng khối lượng giao dịch giảm 40% so với cùng kỳ năm trước, nhưng khối lượng giao dịch văn phòng của quý 2 vẫn ổn định. Trong khi đó, thị trường công nghiệp và bán lẻ ghi nhận mức giao dịch tăng lần lượt là 22,4% và 15,9%”.

Các xu hướng vĩ mô đang thúc đẩy nhu cầu bất động sản

Ngoài châu Á, Hines cũng xác định bốn xu hướng đang định hình lại bối cảnh kinh tế, xã hội và bất động sản hiện nay, bao gồm giảm sử dụng đòn bẩy tài chính, đảo ngược xu hướng toàn cầu hóa, giảm thiểu carbon và thay đổi nhân khẩu học.

Ông Steinbach cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra hai tín hiệu chính cần theo dõi trong môi trường hiện tại. Đó là sự gia tăng các giao dịch toàn cầu và mối liên hệ giữa sự thay đổi trong tiêu chuẩn cho vay của ngân hàng và hoạt động bất động sản”.

Theo quan sát của Hines, thị trường bất động sản châu Âu dường như đang tiến xa hơn trong quá trình chuyển đổi này với mức độ thắt chặt giảm đáng kể so với Mỹ, nơi vào quý 2 vừa qua đã chứng kiến quý thứ ba liên tiếp mà các ngân hàng thắc thặt tiêu chuẩn bảo lãnh với các khoản vay bất động sản thương mại.

Do các xu hướng vĩ mô mới nổi cùng với những sức mạnh hiện hữu từ kinh tế và địa chính trị, chiến lược và ưu tiên đầu tư bất động sản cũng đang thay đổi để trở nên phù hợp.

Ông Steinbach nói thêm: “Đây cũng là chất xúc tác cho sự chuyển đổi trở thành dài hạn có ý nghĩa hơn của thị trường, thường dẫn đến các nguồn nhu cầu, doanh thu và cơ hội mới”.

  • Doanh nghiệp bất động sản kiên trì vượt khó khăn

    Doanh nghiệp bất động sản kiên trì vượt khó khăn

    Thị trường bất động sản khó khăn đẩy không ít chủ đầu tư đến bờ vực phá sản vì sản phẩm thiếu tính thanh khoản. Trong khi nhiều dự án phải giãn tiến độ, ngừng thi công, sang tên, chuyển nhượng thì các dự án của một số doanh nghiệp có chiến lược đầu tư bài bản và nhanh nhạy vẫn thu hút khách hàng và đứng vững trên thị trường.

Lam Vy (FS)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Sau khi trải qua năm 2023 đầy thử thách với lãi suất cao, sự phục hồi yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc đại lục và căng thẳng địa chính trị đè nặng lên hoạt động cho thuê và đầu tư, thị trường bất động sản Châu Á Thái Bình Dương đã sẵn sàng cho nửa cuối n...

  • Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Ngành bất động sản châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức đa dạng khi tình hình kinh tế và địa chính trị bấp bênh cũng như mối đe dọa biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, triển vọng của thị trường này lại vượt trội so với phần còn l...

  • Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Theo báo cáo thị trường của công ty tư vấn xây dựng toàn cầu Linesight công bố vào ngày 21/03, tình trạng thiếu lao động lành nghề và lãi suất tăng trong thời gian dài tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của ngành xây dựng khu vực vào năm 2...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.