Thị trường bất động sản Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đang và sẽ ghi nhận những động thái tích cực.
Tại Diễn đàn thị trường bất động sản Việt Nam 2024 diễn ra mới đây, TS. Nguyễn Minh Phong cho biết, những tháng đầu năm 2023 thị trường bất động sản đình đốn do nguồn cung hết sức hạn chế ở hầu hết các loại hình bất động sản. Số lượng các dự án mở bán rất ít, trong đó số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai trong 6 tháng đầu năm chỉ có 30 dự án với hơn 4.500 căn hộ, chỉ bằng khoảng 37,5% so với 6 tháng cuối năm 2022. Lượng bất động sản giao dịch cũng chỉ đạt khoảng 36-41% so với cuối năm 2022 ở tùy từng phân khúc, kéo theo đó là lượng sản xuất và tiêu thụ ở hầu hết các mặt hàng vật liệu xây dựng chủ yếu đều có mức tăng trưởng âm, có nhiều tháng âm lên đến hai con số.
Theo Bộ Xây dựng, trong 10 tháng đầu năm 2023, lượng giao dịch BĐS giảm đến 50% so với cùng kỳ năm 2022. Đến cuối tháng 9.2023, hàng tồn kho BĐS rất lớn, có tổng giá trị lên đến 301.600 tỷ đồng tăng 5% so với cùng kỳ, cần phải có giải pháp để tháo gỡ, đưa lượng hàng tồn kho rất lớn này trở lại thị trường BĐS để vừa tạo dòng tiền, tạo thanh khoản, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và những nỗ lực của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, tình hình kinh tế - xã hội cả nước và ngành Xây dựng đã có sự chuyển biến tích cực trong những tháng cuối năm.
Ông Phong dự báo, năm 2024, về tổng thể , mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn và mức phục hồi không đồng đều trên các phân khúc, nhưng thị trường bất động sản Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đang và sẽ ghi nhận những động thái tích cực nhiều hơn tiêu cực cả về tổng cung và tổng cầu, cả đầu vào và đầu ra, cả vĩ mô và vi mô, trước mắt và trung hạn trong chính sách và thực tiễn điều hành , kinh doanh...
Minh chứng và căn cứ cho dự báo lạc quan này là kết quả ghi nhận các giao dịch trên thị trường đang có đà tăng liên tục về quy mô theo thời gian, đạt tổng 2.700 giao dịch trong quý 1.2023, 3.700 trong quý 2.2023 và 6.000 giao dịch trong quý 3.2023.
Số liệu từ NHNN cho thấy đến ngày 30.11.2023, tín dụng đối với nền kinh tế đạt hơn 13 triệu tỉ đồng, tăng 9,15% so với cuối năm 2022. Hiện lãi suất huy động, cho vay đã giảm bình quân 2%-3% so với cuối năm 2022 và dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Ông Phong cho rằng, mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng giảm giúp các doanh nghiệp bất động sản có khả năng tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn và người dân sẽ chuyển dần chú ý sang kênh đầu tư bất động sản.
Đặc biệt, độ ngấm và hiệu quả tháo gỡ về chính sách, cải thiện về môi trường pháp lý đang đậm nét dần sau gần 20 động thái pháp lý liên tục và dồn dập được triển khai trong năm 2023, với hàng loạt dự án luật mới đã được điều chỉnh và được Quốc hội thông, như¬Luật Nhà ở¬(sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) chứa đựng nhiều điểm mới...(Luật Đất đai dự kiến đến cuối năm 2024 mới được thông qua).
Một trong những vướng mắc nhất của thị trường bất động sản hiện nay là tính pháp lý của các dự án, chiếm khoảng 70-80% khó khăn.
Theo ông Phong, nếu như yếu tố chính sách, thủ tục được giải quyết thì các doanh nghiệp bất động sản sẽ nhanh chóng kết thúc được các dự án, đưa sản phẩm ra thị trường bán, thu tiền về và sẽ giải tỏa được tất cả các nghĩa vụ nợ với ngân hàng, rồi nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Trong giai đoạn 2024-2025, các nút thắt trong việc phê duyệt các dự án ở các dự án khu dân cư mới sẽ được giải quyết và thị trường bất động sản sẽ phục hồi khi Luật Đất đai 2023 được thực hiện đúng tiến độ và sẽ có hiệu lực trong nửa cuối năm 2024. Nhờ đó, nguồn cung trên thị trường đang gia tăng.
Phân khúc bất động sản công nghiệp cũng sẽ sôi động hơn nhờ gia tăng hoạt động của khu vực FDI và triển khai các dự án hạ tầng trên cả nước.
Phân khúc nhà ở thương mại cao cấp sẽ hồi sức chậm hơn do nhu cầu thực sự chưa thể đột biến.
Thị trường cũng đang và sẽ tiếp tục được bổ sung động lực mới từ kết quả triển khai vốn đầu tư công và thu hút FDI. Tính chung 11 tháng năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước ước tính đạt 75% kế hoạch, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước.
“Nhìn chung, thị trường bất động sản sẽ ấm dần lên trong các tháng cuối năm 2023, sôi động hơn từ quý 2.2024 và bật tăng giao dịch từ cuối năm 2024; kéo theo sự gia tăng nhu cầu vật liệu xây dựng và lao động....
Tất cả sẽ có tác động tích cực, tăng niềm tin và sức mạnh cho thị trường sự bất động sản và lan toả tới hơn 40 ngành nghề khác trong nền kinh tế quốc gia”, ông Phong dự báo.
-
Trong báo cáo mới phát hành, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo thanh khoản một số khu vực có thể hồi phục sớm hơn thị trường chung. Cụ thể, các khu vực này bao gồm: vùng lõi đô thị tại Hà Nội, TP.HCM, phục vụ nhu cầu ở thực của người dân và khu vực thành phố tại các tỉnh thành sở hữu tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa cao; tiềm năng phát triển công nghiệp và thu hút lao động; kế hoạch phát triển trung tâm hành chính mới và mở rộng quy mô hành chính.
-
Làn sóng FDI dự báo bùng nổ trở lại vào năm 2025
Thực tế thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam 2024 đang có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên trong bối cảnh chính trị mới, giới chuyên gia đầu ngành dự báo, làn sóng đầu tư sẽ bùng nổ trở lại trong năm 2025, khi các doanh nghiệp FDI đã và đang mở ...
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.
-
Điểm tên loạt khu vực có nhiều tiềm năng phát triển bất động sản tại miền Trung - Tây Nguyên
Theo quy hoạch, nhiều đô thị tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên sẽ được nâng cấp trở thành đô thị loại 1, loại 2,… Đây là một tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản các địa phương trong thời gian tới....