Ảnh minh họa.
Trong bối cảnh giá cả tuột dốc và nhu cầu nguội lạnh, nhiều công ty bất động sản Trung Quốc đang mấp mé bờ vực vỡ nợ.
Evergrande là một ví dụ, công ty này phải trang trải một khoản nợ khổng lồ, phần lớn trong số đó là nợ các nhà đầu tư ngoài. Chủ tịch tập đoàn là tỷ phú Hui Ka Yan, người giàu thứ 230 tại Trung Quốc, tài sản 6,4 tỷ USD.
Tính đến hết tháng 6/2014, nợ của Evergrande đã cán mốc 24 tỷ USD, chưa kể 7 tỷ USD trái phiếu vĩnh viễn dưới dạng vốn của nhà đầu tư. Doanh số công ty trong năm ngoái đạt 20 tỷ USD.
Khoản cứu trợ tín dụng trị giá hơn 16 tỷ USD dành cho Evergrande đến từ các ngân hàng Bank of China, Ngân hàng nông thôn Trung Quốc, Agricultural Bank of China, Ngân hàng tiết kiệm bưu chính Trung Quốc và ngân hàng Minsheng Trung Quốc.
Đầu năm nay, một nhà đầu tư lớn khác của Trung Quốc là Kaisai Group Holding lần đầu tiên tuyên bố vỡ nợ trái phiếu trị giá 10 tỷ USD, bị đóng băng 2 tỷ USD tài sản.
Đây là tin sốc giới đầu tư khi Kaisa được biết đến là một trong những công ty bất động sản lớn với tiềm lực tài chính khá tốt.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.