Báo cáo của TTCP nêu rõ, ngày 10/10/2011, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 1695 cho phép việc thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý và phát triển dự án Celadon City. Theo quy chế khu đô thị mới ban hành theo Nghị định số 02/2006 ngày 5/1/2006 của Chính phủ, chủ đầu tư có nghĩa vụ đầu tư xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đảm bảo đồng bộ với hệ thống hạ tầng khu vực xung quanh, phù hợp với tiến độ dự án.
Khu đất thực hiện dự án Celadon City có diện tích hơn 90,8ha tại phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú vốn được UBND TP.HCM giao Công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Công ty Sacomreal) đầu tư. Sau đó, Sacomreal chuyển giao vai trò đầu tư dự án cho công ty thành viên (Sacomreal chiếm 90% cổ phần) là Sài Gòn Thương Tín Tân Thắng.
Ngày 22/6/2011, UBND TP.HCM có Quyết định 3169 phê duyệt giá trị quyền sử dụng đất thuê theo giá thị trường của dự án.
Theo đó, tiền thuế đất mà chủ dự án này phải nộp một lần cho cả thời gian thuê là hơn 1.790 tỉ đồng. Chủ đầu tư là Công ty Tân Thắng được thanh toán lại chi phí bồi thường, hỗ trợ với diện tích đất giao thông, cây xanh, mặt nước phục vụ cho mục đích công cộng với số tiền hơn 514 tỉ đồng. Nhờ có quyết định này mà sau đó chủ dự án chỉ phải đóng 662 tỉ đồng tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Khoản 6, Điều 33 Luật Đất đai năm 2003, quy định Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng.
Trong Báo cáo số 1390 do Phó tổng TTCP Đặng Công Huẩn ký ban hành ngày 16/8/2019 cũng tiếp tục khẳng định, với diện tích đất đường giao thông nội bộ, đất công viên cây xanh và diện tích mặt nước theo quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500, được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất nên chủ đầu tư không được khấu trừ tiền đền bù vào tiền sử dụng đất phải nộp mà được tính vào vốn đầu tư dự án.
Trên cơ sở xác minh, TTCP xác định việc UBND TP.HCM cho phép khấu trừ tiền đền bù, hỗ trợ về đất đối với số tiền 514 tỉ đồng vào tiền sử dụng đất phải nộp đối với diện tích đường giao thông nội bộ, đất công viên cây xanh và diện tích mặt nước tại dự án là chưa phù hợp quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Theo TTCP, việc UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 5081 điều chỉnh Quyết định số 5857, trong đó điều chỉnh hình thức sử dụng đất từ giao đất sang thuê đất đối với diện tích hơn 82ha, trong đó cho thuê đất không thu tiền thuê đất với diện tích 34,9ha đất giao thông, cây xanh, mặt nước (đất công cộng không có mục đích kinh doanh) là chưa phù hợp với Luật Đất đai 2003.
Tháng 5/2011 Sở Tài chính TP. HCM có tờ trình kiến nghị UBND thành phố khấu trừ tiền bồi thường, hỗ trợ về đất cho Công ty Tân Thắng với lý do Công ty Tân Thắng có sự tham gia góp vốn của Công ty Gamuda Land Sdn Bhd của Malaysia (chiếm 60% vốn điều lệ đăng ký lần đầu, hiện nay chiếm 98% vốn điều lệ), và dự án này thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo Nghị định số 197 ngày 3/12/2014 của Chính phủ nên việc hoàn trả tiền bồi thường hỗ trợ chủ đầu tư là phù hợp.
Tuy nhiên, TTCP cho rằng, lập luận của Sở Tài chính là không phù hợp bởi lẽ thời điểm Công ty Gamuda Land Sdn Bhd nhận chuyển nhượng 60% cổ phần của Công ty Tân Thắng từ Công ty Sacomreal thì công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã thực hiện xong.
Công ty Gamuda Land Sdn Bhd không trực tiếp chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án nên không thể hoàn trả chi phí đền bù, hỗ trợ về đất cho Công ty Tân Thắng được.
Do vậy, TTCP đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thu hồi 514 tỉ đồng liên quan đến việc khấu trừ tiền bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng tại dự án Khu liên hợp thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng do Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Sài Gòn Thương Tín Tân Thắng làm chủ đầu tư (sau này là Công ty cổ phần Gamuda Land).
Sau đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến chỉ đạo thu hồi số tiền sai phạm trên của Gamuda Land.
Tuy nhiên, công ty Gamuda Land sau đó đã có đơn khiếu nại đến Thủ tướng Chính phủ. Tháng 9/2018, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã chỉ đạo và giao TTCP chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, UBND TP.HCM kiểm tra, xem xét kiến nghị của doanh nghiệp này.
Trước đó, vào tháng 7/2016, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã giao TTCP chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP.HCM kiểm tra, xem xét tố cáo của bà Phạm Thị Kim Loan liên quan đến những sai phạm trong việc thực hiện dự án Khu đô thị Celadon City.
-
Vụ chuyển nhượng 43ha đất công ở Bình Dương: Doanh nghiệp nói gì?
CafeLand - Sau những lùm xùm về vụ chuyển nhượng khu đất 43 ha thực hiện dự án Khu đô thị Tân Phú (phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) gây thất thoát hàng nghìn tỉ đồng, Tổng công ty sản xuất – xuất nhập khẩu Bình Dương (TCT Bình Dương) mới đây đã có văn bản lên tiếng. Để rộng đường dư luận và có cái nhìn đa chiều, CafeLand xin lược trích ý kiến phản hồi của TCT Bình Dương về vụ việc này.
-
TP.HCM ủy quyền cho quận, huyện cải tạo, xây dựng chung cư cũ đến năm 2027
UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định số 123/QĐ-UBND, ủy quyền cho UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn, với thời hạn đến hết ngày 31/12/2027....
-
Diễn biến lạ tại một doanh nghiệp bất động sản: Chủ tịch xin từ nhiệm, HĐQT không còn ai
Sau khi bán gần hết cổ phiếu, Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp bất động sản này cũng xin từ nhiệm. Đáng nói với việc lãnh đạo này rời ghế Chủ tịch, HĐQT công ty không còn thành viên nào.
-
Tái khởi động Trung tâm triển lãm 800 tỷ đồng tại TP.Thủ Đức
Dự án Trung tâm Triển lãm Quy hoạch TP.HCM, tọa lạc tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức.