Cảng TC-HITC tại Lạch Huyện được trang bị hệ thống cẩu giàn, cẩu bãi hiện đại. Ảnh: LÊ DŨNG
1. “Châu về hợp phố”
Có thể kể đến sự kiện năm 1963, tỉnh Kiến An “về lại” Hải Phòng. Bởi 75 năm trước (năm 1888), tỉnh Kiến An tách ra khỏi tỉnh Hải Phòng thành một tỉnh độc lập bao gồm 6 huyện. Việc sáp nhập Kiến An vào Hải Phòng năm 1963 là một quyết định chiến lược, không chỉ giúp tối ưu hóa quản lý hành chính mà còn khai thác hiệu quả các tiềm năng về kinh tế, quốc phòng và xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của thành phố Hải Phòng trong những giai đoạn tiếp theo.
Đáng chú ý, các huyện của tỉnh Kiến An đều là đất từ Trấn Hải Dương trước đây cắt về từ năm 1887, bao gồm huyện An Dương, An Lão, một phần đất của huyện Kiến Thụy (Nghi Dương cũ), huyện Thủy Nguyên (Thủy Đường cũ), Tiên Lãng, Vĩnh Bảo (Vĩnh Lại cũ).
Ở cuộc sáp nhập lịch sử năm 2025 này, Hải Dương hợp nhất với Hải Phòng được kỳ vọng sẽ tạo ra một "siêu cực tăng trưởng" ở miền Bắc với nhiều thế mạnh để sử dụng cảng biển Hải Phòng một cách hiệu quả hơn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung.
Sau 138 năm, các mảnh ghép quan trọng Hải Dương - Hải Phòng hợp thành một bức tranh hoàn thiện, thể hiện bước đi quyết liệt của lãnh đạo đất nước nhằm tối ưu hóa quản lý nhà nước, phát huy tiềm năng kinh tế và xã hội của các địa phương, đặc biệt là các trung tâm kinh tế lớn. Quy mô GRDP của Hải Phòng mới ước tính trên 650.000 tỷ đồng, nâng cao sức cạnh tranh trên bản đồ kinh tế quốc gia và khu vực đơn vị hành chính mới sẽ có quy mô kinh tế lớn, đứng thứ 3 cả nước, tạo sức hút mạnh mẽ hơn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là vào các ngành công nghiệp, logistics và dịch vụ cảng biển.
2. Bức tranh kinh tế nhìn từ cảng biển
Trong thế kỷ 20, Hải Phòng là cửa ngõ đường biển lớn nhất miền Bắc, việc sáp nhập Kiến An đã củng cố vị thế chiến lược của thành phố trong việc tiếp nhận và vận chuyển hàng hóa, phục vụ sự phát triển kinh tế và quốc phòng. Khu vực Kiến An có vị trí quan trọng, đặc biệt trong việc bảo vệ khu vực Hải Phòng - Đường 5 - Hà Nội.
Ngày nay, lợi thế cảng biển một lần nữa được khẳng định. Theo danh mục công bố, hiện Hải Phòng là cảng biển lớn nhất miền Bắc với 52 bến cảng bao gồm các cảng container như Cảng nước sâu Lạch Huyện (HICT), Cảng quốc tế TIL Cảng Hải Phòng, Cảng Nam Đình Vũ, Cảng Tân Vũ, Cảng Đình Vũ, Cảng VIP Green, Cảng Nam Hải Đình Vũ, Cảng Chùa Vẽ, Cảng Hải An... Ngoài ra các cảng tổng hợp và chuyên dùng phục vụ cho hàng sắt thép thiết bị, hàng rời, hàng lỏng, xăng dầu, hóa chất, vật liệu xây dựng, đóng tàu, thủy sản... Tổng sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Hải Phòng năm 2024 đạt mức 107 triệu tấn.
Trong một diễn biến vui trước khi hợp nhất, nhiều người nhắc đến Hải Dương với những đặc sản như vải thiều Thanh Hà, bánh gai Ninh Giang, bánh đậu xanh Thành Đông, rươi Tứ Kỳ, chuối Thanh Miện…, khi về với Hải Phòng gieo duyên cùng hoa phượng đỏ, mà quên Hải Dương có nền công nghiệp phát triển với nhiều khu công nghiệp lớn và hệ thống giao thông liên kết vùng hiệu quả.
Cùng với cảng biển, Hải Phòng có sân bay quốc tế Cát Bi và hệ thống giao thông hiện đại, là trung tâm giao thương quốc tế. Hải Dương và Hải Phòng đã có hệ thống giao thông kết nối khá thuận lợi với cả 3 loại hình: đường bộ (Quốc lộ 5A, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng), đường sắt và đường thủy nội địa. Sự kết hợp này sẽ tối ưu hóa hạ tầng sẵn có, mở rộng không gian phát triển kinh tế và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). Khi hợp nhất, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Hải Dương sẽ trực tiếp thông qua cảng Hải Phòng mà không cần qua các thủ tục hành chính liên tỉnh. Điều này giúp tăng đáng kể sản lượng hàng hóa thông qua cảng, tối ưu hóa công suất khai thác của cảng biển. Từ đây góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ và sản xuất hàng hóa cho cả hai địa phương, tạo chuỗi cung ứng và logistics lớn hơn, liên kết chặt chẽ hơn, từ đó tăng nhu cầu vận chuyển qua cảng.
Thành phố Hải Phòng mới là điểm sáng phía biển Đông tiếp tục khẳng định vị trí “cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc”. Theo Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Bộ Xây dựng phê duyệt, mục tiêu đến năm 2030, cảng biển Hải Phòng có khả năng đáp ứng cho lượng hàng hóa thông qua từ 175,4 - 215,5 triệu tấn.
Việc hợp nhất Hải Phòng và Hải Dương là bước đi chiến lược nhằm tạo ra một thực thể hành chính - kinh tế mạnh hơn, có khả năng cạnh tranh cao hơn, đồng thời tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và cải thiện đời sống người dân.
-
Hải Phòng: Hợp nhất hai đầu tàu công nghiệp, thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế mới
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 1459/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng mới – cơ quan hợp nhất từ hai đầu mối quản lý phát triển công nghiệp trọng yếu: Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng và Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương.
-
Thông tin mới tại khu đô thị hơn 3.400 tỷ đồng tại Hải Phòng
Một thông tin quan trọng vừa được ghi nhận tại dự án khu đô thị mới Hoàng Xá, tại thị trấn An Lão (nay là xã An Lão) và xã Quốc Tuấn (nay là xã An Quang), Hải Phòng có tổng mức đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng.
-
Viconship muốn mua 65% vốn góp công ty bất động sản 1 tháng tuổi để triển khai dự án tại Hải Phòng
Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Container Việt Nam (Viconship, mã chứng khoán: VSC) vừa thông qua chủ trương nhận chuyển nhượng 65% phần vốn góp tại Công ty TNHH Harbour City nhằm triển khai một dự án tại khu vực trung tâm thành phố Hải Phòng.








-
Hải Phòng: Hợp nhất hai đầu tàu công nghiệp, thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế mới
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 1459/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng mới – cơ quan hợp nhất từ hai đầu mối quản lý phát triển công nghiệp trọng yếu: Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng và Ban...
-
Thông tin mới tại khu đô thị hơn 3.400 tỷ đồng tại Hải Phòng
Một thông tin quan trọng vừa được ghi nhận tại dự án khu đô thị mới Hoàng Xá, tại thị trấn An Lão (nay là xã An Lão) và xã Quốc Tuấn (nay là xã An Quang), Hải Phòng có tổng mức đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng....
-
Viconship muốn mua 65% vốn góp công ty bất động sản 1 tháng tuổi để triển khai dự án tại Hải Phòng
Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Container Việt Nam (Viconship, mã chứng khoán: VSC) vừa thông qua chủ trương nhận chuyển nhượng 65% phần vốn góp tại Công ty TNHH Harbour City nhằm triển khai một dự án tại khu vực trung tâm thành phố Hải Phòng....