Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định gia hạn thời gian hoàn thành hồ sơ cho thuê đất thực hiện dự án nhà máy luyện cán thép DST Nghi Sơn tại Khu công nghiệp số 4, xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn.
Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép CTCP gang thép DST Nghi Sơn được gia hạn thời gian hoàn thành hồ sơ thuê đất thực hiện dự án đến hết ngày 20/2/2025.
Trong thời gian gia hạn hoặc dự án đã được Nhà nước cho thuê đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp tục xem xét các hồ sơ, thủ tục khác để thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật chuyên ngành liên quan.
Tỉnh Thanh Hóa cho phép gia hạn thời gian thuê đất thực hiện dự án nhà máy luyện cán thép DST Nghi Sơn tại Khu công nghiệp số 4, xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn. Ảnh minh họa
Đồng thời, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu CTCP gang thép DST Nghi Sơn khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan để hoàn thành hồ sơ, thủ tục, sớm khởi công xây dựng và đưa dự án đi vào hoạt động; chỉ được triển khai thi công xây dựng dự án sau khi hoàn thành đầy đủ các hồ sơ, thủ tục theo quy định.
Hằng quý, hằng năm, nhà đầu tư phải báo cáo Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp và cơ quan thống kê trên địa bàn về tình hình thực hiện dự án đầu tư theo quy định.
Được biết, dự án nhà máy luyện cán thép DST Nghi Sơn được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư ngày 24/2/2023.
Dự án này có diện tích đất dự kiến sử dụng hoảng 51 ha thuộc Khu công nghiệp số 4, xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Theo thiết kế, nhà máy sẽ sản xuất 980.000 tấn/năm cán thép cuộn cán nóng từ nguyên liệu là thép phế liệu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu; 30.000 tấn sản phẩm kết cấu thép/năm; 300.000 tấn sản phẩm thép ống, hộp, tôn mạ/năm.
Tổng mức đầu tư của dự án nhà máy luyện cán thép DST Nghi Sơn là 5.500 tỷ đồng. Trong đó, vốn góp của nhà đầu tư 1.000 tỷ đồng, còn lại 4.500 tỷ đồng vốn huy động ngân hàng.
Thời hạn hoạt động của dự án 50 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất…
Tiến độ thực hiện được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được bàn giao đất tại thực địa; giai đoạn 2 sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trong thời gian 24 tháng kể từ khi giai đoạn 1 đi vào hoạt động.
Nhà đầu tư dự án gang thép 5.500 tỷ ở Nghi Sơn là ai?
Theo tìm hiểu, CTCP gang thép DST Nghi Sơn có địa chỉ trụ sở chính tại Khu công nghiệp số 4, xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Doanh nghiệp được thành lập vào ngày 22/7/2022 do ông Nguyễn Mạnh Hùng là người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc. Ngoài ra, ông Hùng còn đang là người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc cho Tập đoàn DST Group.
Gang thép DST Nghi Sơn có vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng với cơ cấu cổ đông gồm: CTCP Tập đoàn DST Việt Nam (30%), Công ty TNHH Thép Cường Phát DST (15%), CTCP Ống thép Thuận Phát (20%), Công ty Cổ phần Tập đoàn VJCO (20%), CTCP Kim khí Quốc tế Việt Nhật (15%).
Được biết, Tập đoàn DST Việt Nam (DST Group) là tập đoàn đa ngành thành lập từ năm 2001 và có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất thép cán nguội, thép mạ kẽm, ống thép, chế tạo lắp đặt kết cấu thép cho các công trình công nghiệp và dân dụng ở Việt Nam.
Ngoài ra DST Group còn đầu tư, kinh doanh các dự án bất động sản công nghiệp và đô thị và khai thác chế biến khoáng sản.
-
Doanh nghiệp muốn xây nhà máy thép gần 50.000 tỉ đồng của ai, năng lực rao sao?
Mặc dù mới đi vào hoạt động hơn nửa năm, nhưng Công ty cổ phần Thép Vina Roma Quảng Trị vừa đề xuất đầu tư dự án nhà máy gang thép có tổng vốn đầu tư gần 50.000 tỉ đồng. Điều này khiến nhiều người đặt dấu hỏi về năng lực của doanh nghiệp này.
-
Sẽ có nhiều nhà máy thép lớn tại vùng duyên hải miền Trung
Với lợi thế có cảng nước sâu và quỹ đất còn nhiều, vùng duyên hải miền Trung sẽ được ưu tiên thu hút doanh nghiệp đầu tư mới các nhà máy sản xuất gang thép quy mô lớn, qua đó đáp ứng được nguồn cung thép chế tạo trong nước.
-
Chấp thuận chủ đầu tư dự án khu đô thị gần 500 tỷ đồng ở Thanh Hóa
Dự án Khu dân cư mới phía Tây Bắc Đường tỉnh 517 có diện tích khoảng 17,3ha, tổng vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng vừa được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận nhà đầu tư.
-
8.200 tỷ đồng nâng cấp sân bay tại tỉnh lớn nhất Bắc Trung Bộ, nâng tổng công suất lên 5 triệu lượt hành khách
Thường trực và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã nhất trí chủ trương đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân thông qua hình thức xã hội hóa kết hợp với nguồn vốn ngân sách nhà nước. Quyết định này nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hạ tầng giao thông,...
-
Dự án khu dân cư mới gần 400 tỷ đồng tại Thanh Hóa tìm được nhà đầu tư
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 4934/QĐ-UBND về việc chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án Khu dân cư mới kết hợp thương mại dịch vụ tổng hợp phía Tây thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương....