Một công trình xây dựng được dư luận cho là chưa đúng với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên
Theo đó, Thái Nguyên sẽ thực hiện công bố công khai thông tin về quy hoạch, kế hoạch để người dân tiếp cận các thông tin chính thống, không bị nhiễu thông tin, để tránh bị giới đầu cơ lợi dụng thổi giá, đẩy giá đất, giá bất động sản lên cao nhằm thu lợi bất chính và có biện pháp quản lý sau quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
Bên cạnh đó, Thái Nguyên cũng sẽ thực hiện nghiêm các quy định về đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Tăng cường quản lý chặt chẽ các dự án bất động sản, nhất là bất động sản hình thành trong tương lai, bảo đảm việc đưa bất động sản vào kinh doanh, chuyển nhượng dự án bất động sản phải đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
UBND tỉnh Thái Nguyên cũng chỉ đạo các Sở, ban, ngành và các địa phương có kế hoạch chủ động điều tiết quỹ đất ra thị trường thông qua việc tạo quỹ đất sạch để đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về đất đai, pháp luật về đầu tư, pháp luật về kinh doanh bất động sản…
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có tới hàng trăm dự án bất động sản đang triển khai, trong đó có nhiều dự án chưa đủ điều kiện huy động vốn, chưa được phép bán. Tuy nhiên, trên thực tế, cũng đã có nhiều trường hợp lách luật tinh vi như: Đặt cọc, đặt chỗ, thoả thuận đặt mua, hợp đồng góp vốn, thậm chí là vay vốn…
Đặc biệt gần đây có trường hợp như Công ty TNHH Phương Thùy Thủ đô được giao dự án xây dựng và cho thuê văn phòng, nhà ký túc cho công nhân, cửa hàng, nhà hàng khách sạn; Kinh doanh khách sạn và nhà ở cho chuyên gia; Dịch vụ tiện ích phục vụ các doanh nghiệp khu công nghiệp; Kinh doanh bán lẻ xăng dầu nhưng doanh nghiệp này đã bất chấp quy định, phân lô bán nền tại cả 2 dự án được giao ở Khu công nghiệp Sông Công II và Khu công nghiệp Điềm Thụy.
Quan ngại hơn nữa là tại Thái Nguyên cũng đã có nhiều khu dân cư tự phát, mà con số gần 1.000 trường hợp đất vườn, đất trồng lúa, hoa màu… đã được chuyển đổi mục đích, nhưng tới 410 trường hợp không có trong kế hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt trong năm 2016 - 2018 là một ví dụ.
Nhiều người hy vọng, nếu những chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên được thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm chắc chắn tình trạng “sốt” đất sẽ không thể có cơ hội tại địa phương này.
-
Chốt ngày xử đại án thất thoát hàng trăm tỷ đồng ở gang thép Thái Nguyên
Ngày 12/4, TAND Hà Nội sẽ đưa vụ án thất thoát 830 tỷ đồng xảy ra tại BQLDA mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên ra xét xử.
-
Dự án khu công nghiệp của Viglacera được tăng vốn đầu tư thêm gần 600 tỷ đồng
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 223 điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công II, diện tích 250ha, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên....
-
Thái Nguyên trao chứng nhận đầu tư hơn 4.100 tỷ đồng cho Tập đoàn BMK
Sáng 20/1, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án Xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Yên Bình 3.
-
Các nhà máy tại Thái Nguyên mang về cho Samsung 26,3 tỷ USD
Ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam mới đây đã gặp mặt với ông Trịnh Việt Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.