Cụ thể, Eximbank cho biết, ngày 7/5/2018, Cục Thanh tra - giám sát Ngân hàng Nhà nước TPHCM đã có văn bản yêu cầu HĐQT Eximbank phải báo cáo kết quả chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn Sacombank tại kỳ họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất. Theo đó, Eximbank phải báo cáo đầy đủ việc chuyển nhượng cổ phiếu STB dưới mức giá tối thiểu 13.000 đồng/cổ phần dẫn tới làm giảm thu nhập của Ngân hàng để Đại hội đồng cổ đông có ý kiến về vấn đề này.
Vào thời điểm trước tháng 11/2017, Eximbank có sở hữu 165,2 triệu cổ phiếu STB, tương đương 8,76% vốn điều lệ của STB và là cổ đông lớn của STB. Để đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ sở hữu cổ phần tại các tổ chức tín dụng, Eximbank cần phải bán cổ phiếu STB mà Eximbank đang nắm giữ xuống dưới 5% số cổ phần có quyền biểu quyết của STB. Trên cơ sở đó, Eximbank đã thực hiện bán cổ phiếu STB theo phương thức khớp lệnh trên sàn HoSE với mốc giá trên dưới 13.000 đồng/cổ phiếu, trong đó có 142,4 triệu cổ phiếu được bán với giá trên 13.000 đồng/cổ phiếu và 22,8 triệu đổ phiếu được bán với giá dưới 13.000 đồng/cổ phiếu.
Kết quả, trong thời gian giao dịch từ tháng 11/2017 đến tháng 1/2018, Eximbank đã hoàn thành việc bán cổ phiếu STB và qua đó chấm dứt việc là cổ đông lớn của STB theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Nhà nước. Số tiền Eximbank thu được từ bán cổ phiếu STB là 2.323,7 tỷ đồng với mức giá bình quân là 14.064 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, giá vốn đầu tư là 1.672,6 tỷ đồng (tương đương 10.123 đồng/cổ phiếu). Sau khi trừ đi phí giao dịch, Eximbank đã lãi 647,6 tỷ đồng từ lần thoái vốn này.
Eximbank cho biết, giá bình quân 14.065 đồng/cổ phần là cao hơn mức giá tối thiểu 13.000 đồng/cổ phần. “Việc giao dịch số lượng 22,8 triệu cổ phiếu có giá dưới 13.000 đồng/cổ phần tuy không đáp ứng văn bản của Ngân hàng Nhà nước nhưng đã đảm bảo được mục tiêu thoái vốn của Eximbank tại STB theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và có lãi.
Như vậy, văn bản của Ngân hàng Nhà nước từ năm 2018 nhưng Đại hội đồng cổ đông năm 2022 Eximbank mới báo cáo với cổ đông. Đáng lưu ý, nhà băng này cũng liên tục không tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông trong 4 năm qua, đến tháng 2 vừa qua mới tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 lần 2.
Ngoài ra, tại đại hội lần này, Eximbank cũng dự kiến sẽ có tờ trình về chủ trương đầu tư xây dựng trụ sở Eximbank tại số 7 Lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TPHCM.
Eximbank cho biết hiện ngân hàng đang sở hữu lô đất tại địa chỉ nói trên và trước đây đã được UBND TPHCM chấp thuận cho điều chỉnh quy hoạch với chức năng hỗn hợp: văn phòng – khách sạn – căn hộ cao 40 tầng và hệ số sử dụng đất là 15 lần vào tháng 7/2011. Tuy nhiên, hiện các giấy tờ không còn giá trị hiệu lực theo quy định hiện hành. Việc đầu tư tòa nhà với chức năng hỗn hợp văn phòng – khách sạn – căn hộ không còn phù hợp với nhu cầu đầu tư và giấy phép hoạt động của Eximbank.
Do đó, Eximbank cho biết hiện Eximbank chưa có trụ sở chính của ngân hàng để hoạt động ổn định (hiện nay phải đi thuê trụ sở tại Vincom Center). Eximbank phải bỏ ra số tiền lớn cho chi phí thuê trụ sở là 31,1 tỷ đồng/năm. Do đó, Eximbank trình đại hội chấp nhận chủ trương xây dựng tòa nhà Eximbank tại lô đất nói trên bằng 100% nguồn vốn tự có của Eximbank.
-
Eximbank lên kế hoạch tổ chức đại hội cổ đông thường niên lần 2
CafeLand - Ngân Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa có thông báo về việc tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 lần thứ 2.
-
Tỷ phú Trần Đình Long “bắt tay” tỷ phú Phạm Nhật Vượng tại dự án trung tâm triển lãm lớn nhất Đông Nam Á
Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại Hà Nội do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư dự kiến hoàn thành vào tháng 7/2025.
-
Hà Nội: 8 trường hợp công trình vi phạm sẽ bị cắt điện, nước từ 1/1/2025
Từ ngày 1/1/2025, thành phố Hà Nội sẽ triển khai biện pháp cắt điện, nước đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng, theo quy định tại Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND.
-
Tương lai 17 vùng huyện của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, 2050 sẽ "lột xác" như thế nào?
Theo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050, Hà Nội quy hoạch 17 vùng huyện từ khu vực phía Bắc như Đông Anh, Mê Linh đến phía Tây như Hoài Đức, Quốc Oai, và phía Nam như Mỹ Đức, Thanh Trì....