29/03/2021 1:25 PM
CafeLand - Bối cảnh ảm đạm của Covid-19 khó có thể mang lại sự lạc quan cho thị trường bất động sản, nhưng những ngôi nhà tại Mỹ vẫn duy trì sức hút các nhà đầu tư nước ngoài, thậm chí có thể nhiều hơn trước.

Thị trường bất động sản bán lẻ và văn phòng đang gặp khó khăn còn thị trường nhà ở và chung cư đang nóng đến mức được định giá quá cao, bất chấp lệnh cấm trục xuất và cho phép hoãn trả tiền thuê nhà. Tuy nhiên, trong bối cảnh này, nhu cầu đầu tư vào bất động sản ở Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đà tăng trong một thời gian khá dài.

Những nhà đầu tư nước ngoài muốn rót vốn vào lĩnh vực bất động sản tại Mỹ thường bao gồm các cá nhân sở hữu tài sản có giá trị ròng cao đến các quỹ đầu tư và tổ chức hợp vốn lớn, muốn có thu nhập tối đa từ khoản tiền họ bỏ ra. Theo khảo sát, có bốn lý do chính khiến họ vẫn lạc quan vào bất động sản tại Mỹ.

Chính sách vay ưu đãi

Các nhà đầu tư Mỹ có thể quên rằng họ đang được hưởng những ưu đãi tốt ra sao khi vay tiền mua bất động sản, nhưng thực tế thì những điều hầu như chưa từng có ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, bao gồm thế chấp dài hạn và lãi suất cố định. Ở nhiều quốc gia, ngay cả Anh và Canada, các khoản vay thường ngắn hạn và khách thường bị áp mức lãi suất thả nổi.

Mặt khác, các tổ chức cho vay của Hoa Kỳ thường cho phép khách hàng chốt mức lãi suất thấp trong thời gian từ 10 đến 30 năm, với thời gian vay từ 15 đến 40 năm. Các khoản vay thế chấp trên tài sản có giá trị từ 1 triệu đô la trở lên từ những tổ chức như Fannie Mae hoặc Freddie Mac thậm chí còn hấp dẫn hơn khi cho phép các khoản nợ không truy đòi và các giai đoạn chỉ trả lãi.

Khi lãi suất tại Mỹ hiện đang ở mức thấp lịch sử, loại đòn bẩy này hấp dẫn hơn bao giờ hết đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Định giá tài sản thấp

Người Mỹ có thể phải đối mặt với cú sốc khi họ nhìn vào giá bất động sản, nhưng điều đó không là gì so với người dân ở các quốc gia khác. Tại Mỹ, bất động sản cao cấp có mức giá 200 USD cho mỗi foot vuông là quá nhiều, nhưng ở London, nhà đầu tư thậm chí phải đối mặt với mức giá tới hàng nghìn bảng mỗi foot vuông.

Nguồn cung bất động sản ở Mỹ khá dồi dào và số lượng dự án xây mới hầu như không biến động. Một số thị trường ổn định nhất nằm ở khu vực miền Trung nước Mỹ, có giá thấp nhất và ít rào cản gia nhập nhất với nhà đầu tư. Ngược lại, các nhà đầu tư bất động sản ở châu Âu và châu Á lại phải trả mức giá rất cao để đạt được sự ổn định này.

Nếu không tính các thị trường như New York, San Francisco và Los Angeles, khi các nhà đầu tư nước ngoài muốn có một món hời khi rót vốn vào bất động sản cao cấp, họ sẽ tìm đến nước Mỹ.

Dòng tiền dương

Hai điểm vừa được đề cập đã tạo ra lợi thế của Mỹ so với các thị trường bất động sản khác trên thế giới. Không chỉ vậy, các khoản vay ưu đãi và định giá thấp sẽ cùng kết hợp với nhau để tạo thành một lợi ích nữa là các cơ chế để thúc đẩy luân chuyển dòng vốn. Với gánh nặng trả lãi thấp và giá mua thấp so với giá cho thuê, chủ sở hữu bất động sản cho thuê ở Hoa Kỳ sẽ dễ dàng có nguồn thặng dư tiền mặt hàng tháng.

Các nhà đầu tư tại Mỹ thậm chí vẫn hưởng lợi dù họ sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính để sở hữu bất động sản. Nhưng thị trường ở những quốc gia khác thì không như vậy. Trong thị trường bất động sản quá nóng ở London, các nhà đầu tư chỉ thu về nguồn tiền tối thiểu. Tại Úc, dòng tiền âm không chỉ có thể chấp nhận được mà còn được dự báo trước. Ví dụ, các nhà đầu tư bất động sản ở Sydney dự kiến ​​sẽ lỗ vài trăm đô la mỗi tháng.

Tiềm năng thu về dòng tiền dương không chỉ mang lại tương lai ổn định cho thị trường, mà còn cả lợi nhuận cho chủ đầu tư và gia tăng giá trị của bất động sản. Điều này tạo ra sức hút của thị trường Mỹ với nhà đầu tư nước ngoài.

Độ ổn định tương đối

Giống như ở nhiều quốc gia khác, các cơ quan chính phủ Mỹ bảo lưu quyền thu giữ tài sản theo pháp luật vì bất kỳ lý do gì. Điều này khẳng định rằng dù bạn tới nơi đâu trên thế giới, đất đai thực sự thuộc về nhà nước và chủ sở hữu chỉ khai thác khu đất đó theo mong muốn của nhà nước.

Tuy nhiên, nước Mỹ tương đối tiết chế trong việc thực thi quyền lực này, thường thu giữ bất động sản vì lợi ích công cộng, như một dự án phát triển đường cao tốc hoặc tiện ích chung, và thường bồi thường công bằng cho tài sản bị tịch thu. Quốc gia này cũng có xu hướng không thu giữ tài sản của những tội phạm bị buộc tội, bị tử hình hoặc bị kết án.

Quyền sở hữu tư nhân đối với bất động sản là cốt lõi của “Giấc mơ Mỹ”, đặc tính mà các chính trị gia và tòa án Mỹ thường ngần ngại đụng tới. Đối lập điều này, một số quốc gia có chế độ mạnh tay hơn có thể thu hồi bất động sản mà không cần xem xét kỹ.

Dù việc sở hữu nhà đối với người Mỹ hiện nay vẫn khó khăn, nhưng sự quan tâm của người nước ngoài đối với bất động sản Mỹ cho thấy triển vọng tươi sáng của thị trường này. Do có nhiều lợi thế về quyền sở hữu bất động sản, các nhà đầu tư nước ngoài thậm chí sẵn sàng chấp nhận mức lợi nhuận khiêm tốn hơn nhiều so với nhà đầu tư bản địa. Dù thị trường Mỹ đang bị coi là bất ổn ở thời điểm hiện tại, nhưng bất động sản tại quốc gia này được dự báo vẫn sẽ duy trì sức hút mạnh mẽ với nhà đầu tư nước ngoài.

  • Cơn "sốt" nhà siêu nhỏ ở Mỹ

    Cơn "sốt" nhà siêu nhỏ ở Mỹ

    Chi phí nhà ở đắt đỏ và nhu cầu giãn cách trong thời dịch khiến nhà siêu nhỏ trở thành loại hình bất động sản hiện đang được ưa chuộng ở Mỹ.

Lam Vy (Forbes)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.