Theo thống kê của tạp chí Forbes, tính đến sáng nay 21/6 (theo giờ Việt Nam), giá trị tài sản ròng của ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát là 2,1 tỷ USD, xếp thứ 1.472 thế giới và thứ 3 trong top 6 tỷ phú USD Việt Nam.
Giá trị tài sản của Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long tại ngày 21/6 là 2,1 tỷ USD, xếp thứ 1.472 thế giới
Trên thị trường chứng khoán, nhóm cổ phiếu thép đang hút dòng tiền và dẫn đầu đà tăng nhóm nguyên vật liệu những phiên giao dịch gần đây. Trong đó, “anh cả” HPG của Tập đoàn Hòa Phát chốt phiên 21/6 tại mức 24.600 đồng/cp với thanh khoản hơn 35 triệu cổ phiếu. Tính từ đầu tháng 6, cổ phiếu HPG đã tăng 16%, qua đó leo lên mức cao nhất trong vòng một năm trở lại đây.
Với việc cổ phiếu HPG tăng mạnh cùng với đà phục hồi chung của thị trường đã giúp vốn hóa của Hòa Phát tăng gần 19.800 tỷ đồng chỉ sau 3 tuần, ở mức 142.000 tỷ đồng. Theo đó, mức vốn hóa này đã đưa doanh nghiệp đầu ngành thép vượt qua VietinBank để leo lên xếp thứ 6 trong danh sách các cổ phiếu giá trị nhất toàn sàn chứng khoán.
Đồng thời, giá trị tài sản của "vua thép" Trần Đình Long cũng cải thiện mạnh theo đà tăng của cổ phiếu HPG. Hiện ông Long đang sở hữu hơn 1,5 tỷ cổ phiếu HPG, chiếm tỷ lệ 26% vốn điều lệ Hòa Phát. Theo đó, giá trị tài sản của vị tỷ phú này từ đầu tháng 6 đến nay tăng thêm 4.950 tỷ đồng, lên hơn 37.300 tỷ đồng.
Cổ phiếu Hòa Phát lên đỉnh một năm là tin vui với rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán bởi HPG lâu nay vẫn được ví như “cổ phiếu quốc dân”. Từ các quỹ đầu tư lớn, công ty chứng khoán đến các doanh nghiệp tay ngang và đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân đều rất ưa thích cổ phiếu này.
Điển hình như Chứng khoán Trí Việt, ban lãnh đạo công ty mới đây đã chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2023: “Với mục tiêu đầu tư dài hạn, công ty xác định giá cổ phiếu HPG còn tiếp tục tăng nên vẫn tiếp tục nắm giữ”.
Chứng khoán Trí Việt đánh giá ở thời điểm hiện tại hoạt động kinh doanh của Hòa Phát đã có tín hiệu phục hồi tích cực so với quý 3 và quý 4/2022 với việc biên lợi nhuận gộp cải thiện và không còn chịu tổn thất lớn do chênh lệch tỷ giá.
Hiện giá thị trường vẫn đang thấp hơn giá trị hợp lý của Hòa Phát và kỳ vọng giá cổ phiếu HPG sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, nhờ vào các yếu tố:
Thứ nhất, kết quả kinh doanh của Hòa Phát sẽ cải thiện khi chi phí nguyên liệu đầu vào là quặng sắt và than cốc đã giảm đáng kể so với cuối năm 2022.
Thứ hai, nhu cầu từ thị trường xây dựng và bất động sản về cuối năm 2023 nhiều khả năng sẽ phục hồi nhờ các chính sách giảm lãi suất cũng như các chính sách thúc đẩy đầu tư công của Chính phủ nhằm hỗ trợ thị trường.
Những tín hiệu tích cực
Hiện tại, ngành thép đang đón một số tín hiệu tích cực. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản lượng thép sản xuất trong tháng 5 đạt 2 triệu tấn, tăng 3,1% so với tháng trước. Sản lượng xuất khẩu thậm chí còn tăng trưởng ấn tượng 29,7% so với tháng trước, đạt 822,657 tấn, cao hơn gần 52% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hòa Phát đón tín hiệu tích cực về sản lượng, đã mở lại đủ 7 lò cao trong tháng 5/2023
Riêng với Hòa Phát, trong tháng 5 vừa qua, sản lượng bán các sản phẩm thép (thép xây dựng, thép cuộn cán nóng và phôi thép) của doanh nghiệp này đạt 530.000 tấn, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng 16% so với tháng 4 trước đó. Đây cũng là mức tiêu thụ thép cao nhất của doanh nghiệp đầu ngành thép kể từ đầu năm.
Tiêu thụ thép hồi phục phần nào củng cố thêm cơ sở để các nhà sản xuất thép tái khởi động lại các lò cao đã đóng vào cuối năm ngoái khi thị trường ảm đạm.
Mới đây, thông tin từ Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết, sau khi khởi động lại 1 lò cao trong đầu tháng 4/2023, Hòa Phát đang xem xét mở 2 lò cao còn lại, bao gồm 1 lò cao ở Hòa Phát Dung Quất và 1 lò cao ở Hòa Phát Hải Dương trước ngày 20/5.
Như vậy, tới thời điểm hiện tại, Hòa Phát đã vận hành trở lại đủ 7 lò cao.
Lãnh đạo Hòa Phát cho biết, công ty tự tin bán được hàng thì mới mở lại sản xuất. Theo đó, từ ngày 27/12/2022, doanh nghiệp này đã bắt đầu khởi động lại một lò cao ở Hải Dương và nâng công suất thép thanh thêm 700.000 tấn/năm.
Không chỉ có Hòa Phát, Pomina cũng đã có kế hoạch mở lại lò cao, thậm chí còn dự định tăng vốn để bổ sung nguồn lực mở rộng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới
-
Hòa Phát của tỉ phú Trần Đình Long “ôm” nợ hơn 60.000 tỉ, tài sản tăng mạnh lên gần 7,4 tỉ USD
Tại thời điểm cuối quý 1.2023, nợ phải trả của Tập đoàn Hòa Phát xấp xỉ 79.000 tỉ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 60.000 tỉ đồng.
-
Công ty thép có cổ phiếu tăng trần 11 phiên: Kinh doanh thua lỗ, gặp khó với bài toán di dời nhà máy ra khỏi KCN lâu đời nhất Việt Nam
Tổng công ty Thép Việt Nam dự kiến đấu giá công khai 65% vốn sở hữu tại Thép Vicasa với giá thấp nhất 24.158 đồng/cổ phiếu.
-
Hòa Phát giữa áp lực thép giá rẻ Trung Quốc và kỳ vọng đột phá từ “cú đấm thép” 85.000 tỷ đồng
Giá thép suy yếu dưới tác động thị trường Trung Quốc cùng nguy cơ thuế nhập khẩu từ Mỹ tạo nên sức ép lớn cho Hòa Phát. Nhưng giữa vòng xoáy cạnh tranh toàn cầu, đà tăng trưởng từ nhu cầu thép trong nước và dự án Dung Quất 2 được kỳ vọng sẽ giúp doan...
-
Kỳ vọng gì với "game" thoái vốn Nhà nước tại Công ty thép 57 năm tuổi có trụ sở ở Đồng Nai?
Mặc dù tăng hơn 105% chỉ sau hai tuần, thị giá hiện tại của cổ phiếu Thép Vicasa vẫn thấp hơn 27% so với mức giá thoái vốn dự kiến.