Chuyên gia Lian Ping cho biết trong một cuộc phỏng vấn với National Business Daily: “Vào năm 2023, sự sụt giảm về nhu cầu bên ngoài và áp lực tài chính có thể hạn chế khả năng đầu tư cơ sở hạ tầng và sản xuất, đồng thời kỳ vọng cải thiện hoạt động đầu tư bất động sản sẽ trở nên cấp bách hơn”.
“Cần lưu ý rằng chính sách hỗ trợ nhà ở đã được tăng cường đáng kể trong vài năm qua. Dựa trên các hướng dẫn được đề xuất bởi Hội nghị công tác kinh tế trung ương và các bộ, ủy ban liên quan vào cuối năm 2022, chủ đề chính của chính sách năm 2023 sẽ là “hỗ trợ nhu cầu nhà ở, đáp ứng nhu cầu tài chính hợp lý của ngành, thúc đẩy phòng chống, giải quyết rủi ro trong các doanh nghiệp bất động sản hàng đầu và cải thiện bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp bất động sản lớn”, ông nói thêm.
Chuyên gia Lian Ping nói rằng thời gian diễn ra cuộc suy thoái bất động sản Trung Quốc hiện nay đã vượt quá thời gian suy thoái trung bình trong lĩnh vực này kể từ đầu thế kỷ 21, điều này báo hiệu tốt cho sự phục hồi có thể diễn ra trong thời gian tới.
“Phân tích thống kê của chúng tôi chỉ ra rằng đây là đợt suy thoái bất động sản thứ 7 tại Trung Quốc kể từ năm 2001 và thời gian của cuộc suy thoái đã vượt quá mức trung bình trong lịch sử.
Cụ thể, cuộc suy thoái bất động sản này đã bắt đầu từ quý III/2021 đến cuối năm 2022 và có thể kéo dài sang hết quý I/2023. Thời gian của cuộc suy thoái bất động sản lần này dài hơn bất kỳ cuộc suy thoái nào khác trong quá khứ.
Tình hình hiện tại tương tự như tình hình từ nửa cuối năm 2010 đến quý III/2012. Xét rằng đợt điều chỉnh chính sách hiện tại là khá kịp thời, thị trường bất động sản có thể chạm đáy vào quý II/2023 và dần phục hồi vào nửa cuối năm”, chuyên gia Lian Ping kết luận.
Trước đó, dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS) cho thấy, đầu tư bất động sản tại Trung Quốc đã giảm 10% xuống còn 13.290 tỷ nhân dân tệ (1.980 tỷ USD) vào năm ngoái, mức thấp chưa từng có đối với nền kinh tế hàng đầu thế giới này.
“Bắt đầu từ năm 2023, lĩnh vực bất động sản sẽ đóng vai trò ngày càng giảm trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc”, các nhà phân tích từ The Economist Intelligence Unit (EIU) nhận định dựa trên những gì đã xảy ra với thị trường bất động sản Trung Quốc năm 2022.
Tương tự, Quỹ Tiền tệ Quốc Tế (IMF) cũng nhận định rằng khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc vẫn chưa kết thúc. “Các biện pháp chính sách gần đây của các nhà chức trách được hoan nghênh, nhưng theo quan điểm của chúng tôi, cần có thêm hành động để chấm dứt cuộc khủng hoảng bất động sản”, Thomas Helbling, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của IMF, cho biết trong một cuộc họp báo vào ngày 03/02/2023.
Dù vậy, việc chính quyền Trung Quốc gần đây đã công bố nhiều chính sách để hỗ trợ quá trình phục hồi của thị trường bất động sản, và đặc biệt là việc nới lỏng chính sách Zero-Covid có thể phần nào dẫn đến một khối lượng lớn hơn các hoạt động kinh tế ở cả Trung Quốc và phần còn lại của thế giới, do đó tạo ra nhu cầu về bất động sản.
-
Tương lai nào đang đợi bất động sản Trung Quốc?
Những điểm yếu về cấu trúc trong ngành bất động sản của Trung Quốc vẫn còn tồn tại, nhưng việc dỡ bỏ các hạn chế pháp lý sẽ mang lại một số tín hiệu tích cực hơn trong năm nay.
-
Bất động sản suy thoái cản trở, sau dịch chi tiêu tiêu dùng của người dân Trung Quốc tăng mạnh
Người dân Trung Quốc đã gửi tiết kiệm khoảng 2.600 tỷ USD, một con số kỷ lục, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến họ không thể đi lại mua sắm hay đầu tư một cách tự do.
-
Đầu tư bất động sản tại Trung Quốc trong năm 2022 lần đầu giảm sau hơn 20 năm
Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS) cho thấy, đầu tư bất động sản tại Trung Quốc đã giảm 10% xuống còn 13.290 tỷ nhân dân tệ (1.980 tỷ USD) vào năm ngoái, mức thấp chưa từng có đối với nền kinh tế hàng đầu thế giới này.
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.