Dữ liệu mới được NBS công bố thể hiện sự dao động từ mức tăng trưởng 4,4% vào năm 2021 và là lần đầu tiên đầu tư bất động sản ở Trung Quốc ghi nhận sự sụt giảm kể từ năm 1999.
“Bắt đầu từ năm 2023, lĩnh vực bất động sản sẽ đóng vai trò ngày càng giảm trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc”, các nhà phân tích từ The Economist Intelligence Unit (EIU) nhận định.
Yan Yuejin, Giám đốc Viện Nghiên cứu và Phát triển Trung Quốc E-house có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết mức giảm hai con số này cho thấy “tình trạng suy thoái” của lĩnh vực bất động sản mà chính phủ đang cố gắng giải quyết.
Ông nói: “Bắc Kinh có ý định rõ ràng để cải thiện đầu tư bất động sản với kế hoạch 21 điểm được công bố gần đây nhằm tối ưu hóa bảng cân đối kế toán của các nhà phát triển bất động sản”. Ông Yan nói thêm rằng kế hoạch này sẽ giúp cải thiện tình trạng tài chính và mức kỳ vọng đầu tư của các nhà phát triển.
Kế hoạch gồm 21 biện pháp được chính quyền Bắc Kinh giới thiệu vào ngày 13/1 nhằm mục đích hỗ trợ các nhà phát triển đang gặp khó khăn với khoản tài trợ trị giá 450 tỷ nhân dân tệ (67 tỷ USD) và cũng như gia hạn thanh toán các khoản nợ.
Các số liệu khác cho thấy sức khỏe của lĩnh vực bất động sản Trung Quốc cũng nằm trong vùng tiêu cực. Chẳng hạn, đầu tư bất động sản nhà ở trong năm ngoái đã giảm 9,5% xuống 10.060 tỷ nhân dân tệ, trong khi doanh số bán nhà mới giảm 28,3% xuống 11.680 tỷ nhân dân tệ.
Ngoài ra, doanh số bán đất cũng giảm 48,4% xuống 916,6 tỷ nhân dân tệ so với năm 2021. Bên cạnh đó, nếu xét về diện tích đã bán, diện tích nhà mới đã bán giảm 26,8% còn diện tích đất nền đã bán cũng giảm 53,4%.
Dữ liệu từ NBS chỉ ra rằng Bắc Kinh cần đẩy nhanh công việc của mình để kích thích thị trường bất động sản vào năm 2023 vì nó quan trọng đối với tình hình tài chính và nguồn cung nhà ở của chính quyền địa phương.
Hoạt động xây dựng cũng suy yếu vào năm 2022. Diện tích sàn của những ngôi nhà mới đang được xây dựng giảm 39,8% xuống còn 881,4 triệu m2. Diện tích của các đơn vị mới hoàn thành cũng giảm 14,3% xuống còn 625,4 triệu m2.
Các nhà phát triển Trung Quốc đã huy động vốn ít hơn 25,9% vào năm 2022, một sự thay đổi so với việc huy động nhiều hơn 4,2% vào năm 2021, khiến các khoản tiền mặt của họ càng trở nên kém đi.
Bắc Kinh đã đưa ra các biện pháp kích thích để hỗ trợ lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực được coi là một trong những trụ cột chính của tăng trưởng kinh tế đất nước. Gói thanh khoản “ba mũi tên” đã được đưa ra nhằm mục đích giúp các nhà phát triển mở rộng các lựa chọn huy động vốn thông qua tín dụng ngân hàng, phát hành trái phiếu và huy động vốn cổ phần.
EIU dự đoán rằng sự hỗ trợ chính sách của Bắc Kinh sẽ khó có thể mở rộng thành một biện pháp kích thích toàn diện cho lĩnh vực này vào năm 2023. “Điểm mấu chốt của các nhà chức trách là không nới lỏng một cách có ý nghĩa các hạn chế mua hàng hoặc giảm giá sâu lãi suất thế chấp ở các thành phố lớn nhất, nơi giá cả đã tăng cao, ngay cả khi các biện pháp tương tự đã được áp dụng rộng rãi ở các thành phố nhỏ hơn”, theo EIU
“Họ sẽ không giải cứu các nhà phát triển gặp khó khăn một cách bừa bãi vì sợ tạo ra rủi ro về mặt đạo đức, điều này có nguy cơ làm suy yếu các nỗ lực hạn chế đầu cơ trên thị trường”.
-
Trung Quốc nới lỏng chính sách Zero-Covid đem tới tín hiệu tích cực cho ngành bất động sản châu Á
Quyết định nới lỏng chính sách Zero-Covid của Trung Quốc sau gần 3 năm đang báo hiệu những thông tin tích cực hơn cho nền kinh tế châu Á nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung.
-
Già hóa dân số đe dọa thị trường bất động sản Trung Quốc
Từng được coi là phương tiện tích lũy tài sản chính của tầng lớp trung lưu Trung Quốc, giờ đây bất động sản đang mất đi sức hấp dẫn rõ rệt đối với thế hệ trẻ. Các chuyên gia cho rằng điều này là do tác động sâu rộng từ các thay đổi nhân khẩu học nhanh chóng tại quốc gia này.
-
Trung Quốc mở cửa trở lại, bất động sản thương mại châu Á được tiếp sức trong năm 2023
Lĩnh vực bất động sản khách sạn, công nghiệp và văn phòng tại khu vực này được dự kiến sẽ tăng trưởng tốt hơn nhờ nhờ lưu lượng người, hàng hóa và hoạt động kinh doanh từ Trung Quốc.
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.