Nền kinh tế Việt Nam càng phát triển, kéo nhu cầu chung cư tăng theo. Mặt khác, nhà chung cư cao cấp sẽ là xu hướng lựa chọn của người dân, bởi an ninh tốt, nhiều tiện ích, sự hưởng thụ cũng tốt hơn so với những căn nhà đơn lập hay biệt thự. Vì vậy, các nhà đầu tư không thể bỏ qua thị trường này.
Sự sụt giảm đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam hiện nay chỉ là ngắn hạn. Các nhà đầu tư Hàn Quốc thường nhìn về dài hạn, nên sẽ vẫn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, bởi đây là thị trường nhiều tiềm năng. Tôi tin, thị trường BĐS Việt Nam sẽ khởi sắc trở lại vào cuối năm nay.
Thị trường BĐS Việt Nam được đánh giá là đang giống Hàn Quốc cách đây 20 năm. Ông có thể chia sẻ những kinh nghiệm của Hàn Quốc?
Hàn Quốc phát triển mạnh lên gấp 15 lần (từ thời điểm bán hàng lần đầu tiên trong suốt 20 năm qua) đã được chứng minh bằng giá trị đầu tư của chung cư. Điều đó cũng đã được chứng minh tại các nước có nền kinh tế phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kong, Singapore, Malaysia và nó cũng sẽ được chứng minh tại Việt Nam.
Nói về kinh nghiệm phát triển đa dạng của thị trường BĐS tại Hàn Quốc, tôi khẳng định đó là năng lực về thi công (xây dựng), quy hoạch đô thị (quy hoạch chung) và xây dựng những chung cư thân thiện với môi trường (áp dụng hệ thống năng lượng mặt trời, nước sạch…). Ngoài ra, điều hành quản lý cũng rất quan trọng. Việt Nam cần hoàn thiện tất cả những điều kiện này để phát triển tốt hơn.
Việt Nam vẫn siết chặt tín dụng, tỷ lệ cho vay mua căn hộ trong thời gian tới tiếp tục giảm. Ông và đối tác có tính đến vấn đề này?
Giá cả leo thang nên ở một mức độ nào đó, việc thắt chặt tín dụng là cần thiết. Tuy nhiên, nền kinh tế cũng giống như quả bóng bay, nếu ấn vào một bên, nó sẽ lồi ra một phần tương ứng ở hướng khác. Vì vậy, phải thắt chặt một cách hợp lý và cân bằng. Tuy nhiên, việc điều chỉnh cần phù hợp với tình hình thị trường. Thắt chặt trong việc kinh doanh đầu cơ, nhưng nên mở rộng cho những người có nhu cầu thực.
Ngoài ra, các thủ tục cũng nên đơn giản hơn. Do việc xin cấp phép phức tạp và mất nhiều thời gian nên phát sinh nhiều gánh nặng về giá thành. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Bởi, để chạy theo các vấn đề quy hoạch, thi công, quản lý..., các nhà đầu tư phải điều chỉnh để phù hợp với lợi ích, nên đôi khi đánh mất lòng tin của người tiêu dùng.
Xin cảm ơn ông!