Theo báo cáo được công bố bởi Allied Market Research, thị trường tài chính nhà ở toàn cầu đã tạo ra 4.520,67 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến đạt 33.298,79 tỷ USD vào năm 2031, với tỷ lệ tăng trưởng kép (CAGR) là 22,3% trong giai đoạn 2022 - 2031.
Cụ thể, phân khúc tài chính dành cho hoạt động mua nhà chiếm thị phần lớn nhất vào năm 2021, ở mức gần một phần ba, và dự kiến sẽ duy trì vị thế dẫn đầu trong giai đoạn dự báo. Trong khi đó, hoạt động tài chính dành cho cải thiện nhà ở có thể đạt mức CAGR là 24,1%, nhanh nhất so với các phân khúc khác trong giai đoạn này.
Về phía nguồn cấp vốn, các ngân hàng chiếm thị phần lớn vào năm 2021, hơn 1/3 thị trường toàn cầu và vẫn sẽ xếp hạng cao nhất trong giai đoạn 10 năm tới.
Thị trường Bắc Mỹ chiếm thị phần tài chính bất động sản lớn nhất vào năm 2021, gần hai phần năm toàn cầu. Nhưng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mới là nơi được kỳ vọng sẽ giữ vị trí dẫn đầu trong giai đoạn dự báo.
Theo báo cáo, trong thời kỳ Covid-19 hoành hành, thị trường tài chính nhà ở đã hứng chịu tác động tiêu cực do chính sách phong tỏa để phòng chống dịch trên toàn thế giới. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và nhà kho, cửa hàng đã phải đóng cửa do bùng phát dịch bệnh. Tỷ lệ thất nghiệp và khủng hoảng tài chính suốt 2 năm qua cũng đã trì hoãn việc mua nhà mới của nhiều người.
Các yếu tố này đã khiến mức độ chi tiêu của khách hàng bất động sản giảm sút. Xu hướng đổ xô mua nhà trong đại dịch đang bị đảo ngược khi các thách thức về kinh tế đang ngày càng hiển hiện rõ ràng, bao gồm mất việc làm và cắt giảm lương. Các chủ doanh cũng không mặn mà với việc mua nhà đất hay cơ sở kinh doanh mới do phải thu nhỏ quy mô, tiết kiệm chi phí vận hành và gia tăng ngân sách dự phòng.
-
Cần giảm thiểu rủi ro “domino” có thể xảy ra với nguồn vốn bất động sản
Vài năm trước, nguồn vốn liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó chủ lực là vốn tín dụng ngân hàng và phát hành trái phiếu doanh nghiệp rất tốt. Tuy nhiên, thời gian gần đây đang bắt đầu chững lại, nhất là thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
-
eMagazine: Liệu có làn sóng “cắt lỗ” bất động sản cuối năm?
Nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư bất động sản đang phải chật vật trong bối cảnh nguồn tín dụng vào lĩnh vực này bị siết chặt, thanh khoản tụt giảm. Nhiều người dự đoán thị trường sẽ xuất hiện làn sóng giảm giá, “cắt lỗ” trong thời gian tới....
-
Nhiều nguồn cung “lỡ hẹn” vào cuối năm
Trong bối cảnh thị trường trầm lắng, nhiều “ông lớn” quyết định hoãn kế hoạch mở bán qua năm sau để chờ tín hiệu tốt hơn.
-
Chiến lược nào cho doanh nghiệp bất động sản trong năm 2023?
Ngành bất động sản toàn cầu tiếp tục phải đối mặt với tương lai không chắc chắn trong năm 2023 do các thách thức về kinh tế và chính trị. Trong bối cảnh này, phát triển theo chiến lược linh hoạt, ứng dụng công nghệ và đáp ứng các tiêu chuẩn ESG trở n...