Cùng với những chính sách khuyến khích sự phát triển của phân khúc nhà ở bình dân của Chính phủ, hàng loạt chủ đầu tư cũng tìm cách hướng dự án đến phân khúc đang rộng cửa này. Điều này dự báo sẽ tạo nên một làn sóng các căn hộ bình dân, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nhà ở.

Nhà giá thấp tạo sóng

Những động thái khích lệ của Chính phủ vào cuối năm 2012 đã tạo nên những tín hiệu tích cực trên thị trường nhà ở, đặc biệt là phân khúc nhà ở giá thấp. Theo số liệu thống kê của HomeDirect, trong tháng cuối cùng của năm 2012, thị trường Hà Nội đón nhận 6 dự án căn hộ mở bán, tại TPHCM con số này lên tới 10 dự án. Đặc biệt, những dự án này đều có mức giá khá dễ chịu, dưới 20 triệu đồng/m2.

Bước sang năm 2013, phân khúc căn hộ bình dân tiếp tục thu hút người mua lẫn người bán khi nhiều dự án giá rẻ tiếp tục chào bán. Tại Hà Nội, chủ đầu tư dự án Khu đô thị mới Đặng Xá, Viglacera Land chính thức tung ra thị trường 128 căn hộ CT6 thuộc đô thị mới Đặng Xá với giá 13,46 triệu đồng/m2. Tổng giá trị căn hộ khoảng 800 triệu đồng.

Trước đó, CTCP Đầu tư Dầu khí Toàn Cầu GP – Invest mở bán đợt tiếp theo dự án Nam Đô Complex (Trương Định, Hoàng Mai), với giá từ 19,5 triệu đồng/m2 (chưa VAT), khách hàng còn được hỗ trợ lãi suất 6%/năm.

Chung cư hỗn hợp Chợ Mơ mở đợt bán cuối còn 25 triệu đồng/m2

Ngoài Đặng Xá và Nam Đô Complex, nhiều dự án khác tiếp tục giảm giá bán. Có thể kể đến dự án Westa (Mỗ Lao, Hà Đông), chủ đầu tư đưa ra chính sách bán với giá mới chỉ từ 16,7 triệu đồng/m2 (đã có VAT và 2% phí bảo trì).

Trước đó, dự án này đã 1 lần điều chỉnh giá bán xuống còn 17,9 triệu đồng/m2. Chủ đầu tư dự án chung cư hỗn hợp Chợ Mơ (Vinaconex) cũng đã công bố giảm giá khoảng 3 triệu đồng/m2 trong đợt mở bán cuối, xuống còn 25 triệu đồng/m2

Rầm rộ hơn là khu vực phía Nam với hàng loạt dự án giá thấp được chào bán từ cuối năm 2012 đến nay như Anh Tuấn Apartment (9,7 triệu đồng/m2), Cherry 4 Apartment (12,06 triệu đồng/m2), Tanibuilding Sơn Kỳ 2 (13 triệu đồng/m2), Carina Plaza (13,2 triệu đồng/m2)...

Thậm chí, dự án Ngọc Bích Residence (Bình Dương) do CTCP Du lịch Giang Điền và CTCP Địa ốc Kim Oanh mở bán với giá từ 3,3 triệu đồng/m2 đang thực sự gây “sốc” trên thị trường.

Đáng chú ý, không chỉ các dự án mới tập trung vào phân khúc bình dân mà một số chủ đầu tư nhà ở thương mại cũng đang rục rịch “ngược dòng” xin chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở thu nhập thấp.

Cụ thể, CTCP Đầu tư - Xây dựng Hà Nội vừa xin điều chỉnh mục tiêu đầu tư quỹ nhà ở thương mại sang thu nhập thấp của dự án khu đô thị Trung Văn mở rộng. Khu đô thị này có diện tích 15,6ha, với tổng vốn đầu tư dự án gần 400 tỷ đồng.

Sau dự án mở màn này, nhiều chuyên gia dự báo, sẽ có nhiều dự án nối gót theo sau xin chuyển đổi sang nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội, bởi đây đang là xu hướng tất yếu của thị trường.

Người mua dễ thở hơn

Theo nhận định của Knight Frank, trong năm 2013, thị trường BĐS Hà Nội dự báo sẽ tiếp tục trầm lắng và giá chào bán căn hộ có thể suy giảm trong nửa đầu năm.

Hầu hết giao dịch vẫn tập trung vào căn hộ bình dân, là phân khúc được cả người mua để ở và nhà đầu tư hiện quan tâm nhiều nhất. Một khảo sát tương tự của CBRE Việt Nam tại thị trường BĐS TPHCM trong quý IV-2012 căn hộ bán ra tiếp tục giảm giá trên tất cả các phân khúc.

Trong đó, giá căn hộ cao cấp có mức giảm nhiều nhất so với quý trước (2,3%) và rớt 7,6% so với cùng kỳ năm 2011. CBRE cũng dự báo, tình trạng giảm giá sẽ tiếp tục diễn ra ở nhiều phân khúc.

Trước đó, chia sẻ với các doanh nghiệp BĐS, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng trong khi chờ các chính sách của Nhà nước, doanh nghiệp phải tự cứu mình trước bằng cách giảm giá bán căn hộ, cơ cấu lại sản phẩm, nhân lực, tài chính…

Nhận định này đã biến thành thực tế khi nhiều doanh nghiệp từ chỗ quyết liệt lên án các dự án bán với mức giá thấp là “phá giá”, nay đã phải điều chỉnh giảm giá bán căn hộ của mình. Động thái này cho thấy ngưỡng “kháng cự” của nhiều doanh nghiệp đã chạm đáy và trong thời gian tới sẽ còn rất nhiều doanh nghiệp phải tìm cách giảm giá bán, tung các gói khuyến mại hấp dẫn hay hỗ trợ người mua nhằm kích cầu.

Nhiều chuyên gia cũng đưa ra dự báo, nửa cuối năm 2013 sẽ là thời điểm “vàng” để người dân có nhu cầu thực có thể lựa chọn cho mình một căn hộ vừa túi tiền. Bởi khi đó, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã đi vào thực tế, có tác động rõ rệt lên thị trường, các doanh nghiệp cũng đã “đổi hướng” thành công và lượng cung cho phân khúc này sẽ trở nên dồi dào hơn bao giờ hết.

  • Vốn cho vay BĐS "mốc meo" trong ngân hàng

    Vốn cho vay BĐS "mốc meo" trong ngân hàng

    Mặc ngân hàng mời gọi và dành vốn cho vay ưu đãi, giá bất động sản (BĐS) cũng giảm mạnh nhưng lượng khách hàng đến vay tiền tại ngân hàng để mua BĐS lại gần như không có. <br/br>

  • Viễn cảnh bất động sản 2013

    Viễn cảnh bất động sản 2013

    Theo dự báo của Savills thị trường bất động sản năm 2013 tiếp tục khó khăn. Riêng ở Hà Nội, nguồn cung tăng đạt khoảng 60.000 căn hộ từ 110 dự án, thị trường biệt thự tiếp tục rớt giá.

  • Tấc đất tấc vàng

    Tấc đất tấc vàng

    Giá đất ở huyện Thanh Trì, đương nhiên không thể bì được với giá đất trong nội thành, nhưng cơn sốt giá đất cũng rúng động sâu sắc đến vùng quê ngoại thành này. <br/br>

Theo Khôi Nguyên (SGĐTTC)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.