Đất ở xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì dọc các con đường không dưới 25 triệu đồng/m2. Nhưng dân chúng sẵn sàng hiến đất để cải tạo đường làng, ngõ xóm trong cao trào xây dựng nông thôn mới. Mở đầu cuộc vận động hiến đất cho làng, không phải là chuyện đơn giản. Nhưng khó trăm lần dân liệu cũng xong. Đó là câu nói thường ngày của bác Trần Văn Thắng, mỗi khi làng xã gặp khó khăn.
Bác Thắng hiện là Chủ tịch Hội người cao tuổi của xã Ngũ Hiệp, đã ngoài 70 tuổi, nhưng việc làng việc xã vẫn luôn luôn là người đi đầu. Bác nói:
- Ở thành phố, cha con, ông bà, họ đương…không mấy khi chung sống gần nhau. Nhưng thôn quê chúng tôi tam tứ đại đồng đường, quần tụ trong làng xã. Mỗi lời nói, mỗi việc làm của ông bà, cha chú, tác động rất mạnh vào con cháu. Mình gương mẫu, nói gì con cháu cũng tin mà nghe theo.
Bác biết làng xã nghèo, không có kinh phí để đền bù. Mà dân không thông, khó mở mang đường sá, khâu quan trọng hàng đầu trong chương trình đổi mới nông thôn. Có lẽ bác Thắng đã vận dụng “bí quyết” dân vận riêng của mình để bà con hiểu, vui lòng hiến đất. Đối tượng đầu tiên bác vận động là những người trong gia đình, rồi chú bác, láng giềng. Nói về “bí quyết” của mình, bác cười xòa, như thể đó chỉ là chuyện vui:
- Nếu thực sự có bí quyết, trước hết từ việc làm của mình. Đầu tiên tôi gặp gỡ những bậc ông, bà, cha, mẹ trong làng xã, nói rõ mục đích làm đường. Nói rõ khó khăn của xã. Sau nữa, tôi tình nguyện đập tường, đập cổng nhà mình, lùi mốc giới, hiến ngay cho xã 20 m2 đất vườn nhà. Con cháu noi theo đó, cùng làm theo, rồi bà con lối xóm …
Ông Chủ tịch xã Ngũ Hiệp Nguyễn Văn Tươi thở phào. Việc khó nhất, ngỡ phải mất nhiều thời gian thuyết phục, hóa thành đơn giản đến bất ngờ. Sau việc làm hào hiệp của bác Chủ tịch Hội NCT, hơn 50 gia đình ven đường đồng loạt phá bỏ tường bao, lùi mốc giới để con đường rộng 4 mét tăng nhanh tiến độ. Số đất ven đường lên tới 300 m2. Nếu đem bán, theo thời giá hiện nay, không dưới 12 tỷ đồng. Với thu nhập của người dân như hiện nay, khoản tiền đó không nhỏ tí nào.
Đó là câu chuyện đột phá của bác Trần Văn Thắng, hiến đất diễn ra năm 2010. Đến nay bà con xã Ngũ Hiệp đã hiến hàng nghìn mét vuông đất, trị giá hàng trăm tỷ đồng, xây đắp đường làng ngõ xóm kiên cố, rộng rãi. Nếu chàng trai cô gái nào xa quê trong vòng vài ba năm, nay trở lại, khó hình dung ra được diện mạo làng quê xưa. Nhiều con đường được mở rộng 4m đến 6m, nhiều đường dọc ngang, lên xuống hình thành. Ô tô có thể về đến tận từng nhà dân. Trên những con đường liên thôn, liên xã, buổi sáng học sinh đi học, những chiếc ô tô bóng loáng ngược xuôi…phải chăng đó là nét mới của một làng quê, trên con đường xây dựng nông thôn mới.
Bên ấm trà buổi sáng, bác Thắng ngẫm nghĩ, và thấm thía một điều: Việc dù khó đến mấy, dù đụng chạm đến lợi ích riêng tư của gia đình, nhưng khi dân đã thông tỏ, họ sẵn sàng hy sinh, hồ hởi, tự nguyện trong mọi việc làm vì lợi ích làng xã. Điều ngỡ như hiển nhiên ấy, nhưng không hẳn ai cũng sáng tỏ.
-
“Khơi thông” đầu ra cho thị trường bất động sản
Nhằm vực dậy thị trường bất động sản (BĐS), Bộ Xây dựng đã đưa ra 6 nhóm giải pháp, trong đó sẽ tập trung "khơi thông" đầu ra vốn bị "đóng băng" trong hơn năm qua. <br/br>
-
Tiếp tục kiến nghị thu hồi đất dự án đã bồi thường 80% trở lên
“Điều chỉnh các chính sách liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm thúc đẩy tiến độ bồi thường, giảm dần khiếu nại của người dân. <br/br>
-
Làm nhà ở xã hội phải có sự đồng thuận cao!
Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS), gắn với thực hiện chiến lược nhà ở Quốc gia, khắc phục những tồn tại trong công tác quy hoạch, chỉnh trang, quản lý đô thị… là những vấn đề mà dư luận xã hội đang rất kỳ vọng Bộ Xây dựng sẽ giải quyết trong năm 2013. <br/br>