Số lượng cửa hàng bị bỏ trống trên các tuyến phố thương mại chính của Vương quốc Anh đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 6 năm qua khi các trung tâm thành phố, đặc biệt là London, sụt giảm về lượng khách.
Theo công ty phân tích thị trường bán lẻ Springboard, gần 11% cửa hàng vẫn bị bỏ trống trong tháng Bảy so với 9,8% trong tháng Một, với số lượng mặt bằng trống tăng lên ở 6/10 khu vực khảo sát tại Vương quốc Anh. Vùng đô thị London cho đến nay đã phải hứng chịu tổn thất nặng nề nhất, với số lượng cửa hàng trống tăng gần 2/3.
Theo Springboard, số lượng khách đến các trung tâm thành phố lớn tiếp tục sụt giảm. Các tuyến phố thương mại lớn, bao gồm cả tại trung tâm thành phố, đã giảm gần 40% lượng khách vào tháng Tám so với cùng kỳ năm ngoái.
Diane Wehrle, Giám đốc bộ phận nghiên cứu tại Springboard cho biết: “Tình trạng bình thường mới bắt đầu tạo ra những khó khăn. Thực tế này cho thấy rõ nét những vấn đề mà các thành phố lớn phải đối mặt trong việc thu hút khách hàng trở lại và tác động của điều đó lên thị trường bán lẻ truyền thống”.
Cô cho biết các khu bán lẻ ở rìa thành phố hoạt động tốt hơn nhiều so với trong trung tâm thành phố, với lượng khách chỉ giảm hơn 11% trong tháng trước. Các phố chợ (market town) và thị trấn ven biển cũng hoạt động tốt hơn các trung tâm thành phố do xu hướng đi du lịch gần nhà (staycation). Tuy vậy, số lượng du khách đến các thị trấn ven biển vẫn giảm 24% và phố chợ (market town) giảm gần 27%.
Mark Robinson, Chủ tịch Liên minh các tuyến phố thương mại chính, cho biết những thay đổi này có khả năng dẫn đến sự phát triển của các trung tâm thị trấn đa chức năng, với các cửa hàng trống được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác hiệu quả hơn.
“Đại dịch đã mang lại những thay đổi mà đáng ra phải mất nhiều năm mới hình thành. Ví dụ như, thay vì hỏi "Mất bao lâu để đi từ nhà tới chỗ làm việc?", mọi người sẽ hỏi "Nơi tôi ở có đủ gần để đi bộ tới các dịch vụ cần thiết - như thực phẩm, không gian xanh, chăm sóc sức khỏe, trường học và nhà trẻ - hay không?", ông nói.
Các cửa hàng bán lẻ, quán cà phê và nhà hàng tại Anh đang phải vật lộn để thích ứng với sự thay đổi lớn trong hành vi của người tiêu dùng do đại dịch, khi ngày càng có nhiều người làm việc tại nhà hoặc buộc phải nghỉ dài ngày theo chương trình trợ cấp nghỉ việc của chính phủ.
Các chuỗi bán lẻ và F&B lớn bao gồm Marks & Spencer, Debenhams, John Lewis, Pret a Manger và Pizza Express đều đang đóng cửa nhiều cửa hàng và sa thải hàng nghìn nhân viên. Ngược lại, một số con phố thương mại và các cửa hàng độc lập lại kinh doanh tốt, do những người làm việc ở nhà đang chuyển sang mua sắm và giao lưu gần nơi họ sống.
Lãnh đạo Liên đoàn Công nghiệp Anh đã cảnh báo rằng các trung tâm thành phố có thể trở thành "thị trấn ma" nếu chính phủ không nỗ lực nhiều hơn nữa để khuyến khích người lao động quay trở lại văn phòng.
Daniel Wehrle, trong khi đó, cho biết: “Rõ ràng là lượng khách ghé thăm cửa hàng chỉ được thúc đẩy nhẹ bởi các sáng kiến hỗ trợ của chính phủ. Cơ quan Thống kê Quốc gia của Anh thậm chí đã báo cáo rằng chi tiêu phi thực phẩm vẫn duy trì ở mức thấp hơn so với tháng Hai. Với tin tức mới nhất là Vương quốc Anh chính thức rơi vào tình trạng suy thoái và chương trình trợ cấp nghỉ việc của chính phủ có thể kết thúc trong vòng hai tháng tới, mức độ thất nghiệp được dự báo sẽ tăng lên và lĩnh vực bán lẻ có thể bị đẩy đến bờ vực”.
-
Giá nhà tại Anh tăng cao nhất trong vòng 16 năm sau khi nới lỏng lệnh phong tỏa
CafeLand - Hiệp hội xây dựng quốc gia Anh cho biết giá nhà trong tháng Tám đã đạt mức tăng hàng tháng cao nhất trong vòng 16 năm qua, bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch gây ra với mức giá trung bình tăng 2% so với tháng Bảy lên 224.123 bảng Anh. Nguyên nhân giá nhà tăng là do nhu cầu về không gian sống rộng hơn của những người làm việc tại nhà, sự giải phóng sức mua sau thời gian giãn cách, và việc chính phủ miễn giảm thuế trước bạ.
-
Giá nhà tăng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội
CafeLand - Theo nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Anh, Andy Haldane, giá nhà tiếp tục tăng do giảm thuế và nhu cầu của các hộ gia đình khá giả nới rộng khoảng cách giàu nghèo và gây ra bất ổn xã hội.
-
Làn sóng di cư ra nước ngoài kỷ lục khiến thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới giảm mạnh nhất trong vòng 18 năm
CafeLand - Chính phủ Anh cho biết họ dự kiến sẽ có hơn 300.000 người Hồng Kông chuyển đến Anh trong 5 năm tới dưới chương trình thị thực mới.
-
London dẫn đầu thị trường nhà ở siêu sang trên toàn cầu
CafeLand - Thủ đô của Vương quốc Anh hiện là “điểm đến hàng đầu thế giới cho các căn hộ siêu sang” sau khi doanh số của các bất động sản có trị giá hơn 7,3 triệu bảng Anh tại đây đã tăng lên thêm 3% vào năm 2020....