3 Liên danh tham gia dự thầu gói 5.10 thuộc dự án Sân bay Long Thành
Thông tin về việc mở thầu lần 2 gói thầu 5.10 thi công Nhà ga hành khách thuộc dự án Sân bay Long Thành nhận được sự quan tâm của công chúng khi có đến 3 Liên danh nhà thầu trong và ngoài nước tham dự ứng tuyển.
Cái tên đầu tiên được hé lộ là Liên danh Hoa Lư do Công ty CP Xây dựng Coteccons đứng đầu, tập hợp các nhà thầu có tiếng trong nước như Hòa Bình, Unicons, Delta, Central, An Phong,Thành An cùng 1 công ty đến từ Thái Lan mang tên: Powerline Engineering Public Company Limited.
Theo VNExpress, nhóm nhà thầu này sẽ phải đối đầu với 2 Liên danh khác được dẫn dắt bởi các nhà thầu nổi tiếng đến từ nước ngoài bao gồm: Liên danh CHEC-BCEG-Vietnam Contractors (Trung Quốc) và Liên danh VIETUR (Thổ Nhĩ Kỳ).
Liên danh đến từ Trung Quốc
Liên danh CHEC – BCEG - Vietnam Contractors do China Harbour Engineering Comopany Limited (CHEC) đứng đầu. Doanh nghiệp này được biết đến là một “ông lớn” trong ngành xây dựng ở Trung Quốc.
CHEC từng thi công nhiều dự án quy mô lớn bao gồm sân bay, cảng biển, cơ sở hạ tầng. Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp không chỉ tại đại lục Trung Quốc mà còn vươn xa đến nhiều quốc gia trên thế giới.
Đặc biệt CHEC thường tham gia các dự án cơ sở hạ tầng lớn được chính phủ Trung Quốc cho vay ưu đãi. Tiêu biểu, năm 2013, CHEC đảm nhận gói thầu trị giá 680 triệu USD (tương đương 16.037 tỉ đồng) thi công sân bay Khartoum tại Sudan (Châu phi) – dự án do Trung Quốc hỗ trợ vốn cho quốc gia này.
Đáng chú ý, CHEC cũng đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại thị trường Việt Nam khi tham gia triển khai hơn 20 dự án từ năm 2002 đến nay với tổng giá trị hợp đồng gần 700 triệu USD.
2 doanh nghiệp lớn từ Trung Quốc liên kết với nhóm doanh nghiệp Việt Nam thành lập liên danh tham gia dự thầu gói thầu 5.10
Tham gia dự thầu lần này, CHEC cũng kết hợp với một nhà thầu lớn khác đến từ Trung Quốc là Beijing Construction Engineering Group Co,Ltd (BCEG). Đây là doanh nghiệp thuộc nhóm 10 nhà thầu hàng đầu tại Trung Quốc và đang hoạt động trên phạm vi 27 quốc gia với nhiều kinh nghiệm trong lịch vực hạ tầng, hàng không.
Các cái tên cũng xuất hiện trong liên danh của CHEC là Công ty TNHH Xây dựng – Thương Mại Thuận Việt; CTCP Đầu tư và xây dựng Samcons Việt Nam; Tổng công ty 789, và 4 nhà thầu khác đến từ Việt Nam.
Liên danh do doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu
Ứng viên còn lại là Liên danh VIETUR với doanh nghiệp đứng đầu là Tập đoàn Công nghiệp và Thương Mại Xây Dựng IC ISTAS – thuộc tập đoàn IC holding của Thổ Nhĩ Kỳ.
Doanh nghiệp cũng có bề dày kinh nghiệp trong hạng mục thi công hạ tầng, hàng không với các dự án đến cảng, sân bay, năng lượng,... tại các quốc gia từ châu Âu như Bulgari, Nga,… đến các cường quốc Trung Á như UAE, Ả Rập Saudi,…
Công trình Sân bay Antaya do IC ISTAS tham gia thi công
Trong liên danh VIETUR, còn có sự xuất hiện của một số nhà thầu có liên quan đến hệ sinh thái của ông Nguyễn Bá Dương như: Ricons, Newtecons và SOL E&C.
Một cái tên khác cũng được chú ý trong liên danh Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ là Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex). Đây là đơn vị vừa hoàn thành gói thầu xây dựng Nhà ga hành khách giá trị gần 2.300 tỉ đồng trong khuôn khổ Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài.
Cả 3 liên danh trên đều có sự góp mặt của những cái tên đình đám trong và ngoài nước, đều có kinh nghiệm triển khai các công trình hạ tầng hàng không triệu đô. Kết quả trúng thầu dự kiến sẽ được công bố trong 2 tháng tới sau khi Tổng công ty Hàng không Việt Nam (ACV) hoàn thành công tác chấm thầu.
Liên danh trúng thầu sẽ bắt tay vào triển khai gói thầu 5.10 thi công Nhà ga hành khách và các công trình thết yếu thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
Gói thầu có tổng giá trị lên tới 35.233 tỉ đồng. Thời gian thực hiện gói thầu sau khi được điều chỉnh là 39 tháng. Trong điều kiện thuận lợi, dự án sẽ khởi công từ tháng 9/2023 và sẽ hoàn thành vào năm 2026.
-
Nguồn cung đá xây dựng chính cho dự án sân bay Long Thành đến từ đâu?
Những mỏ đá nằm gần sân bay Long Thành sẽ được ưu tiên huy động nhờ có lợi thế về giá bán và thời gian vận chuyển.
-
Liên danh Hoa Lư có sự tham gia của 4 doanh nghiệp xây dựng lớn là Tập đoàn Hòa Bình, Tập đoàn Conteccons, Công ty Xây dựng Central Cons và Công ty CP Xây dựng An Phong.
-
4 doanh nghiệp xây dựng hàng đầu Việt Nam bao gồm Hoà Bình, Coteccons, Central Cons và An Phong đã lập liên minh các nhà thầu mang tên Hoa Lư. Liên minh này dự kiến cùng đấu thầu siêu dự án Long Thành trị giá 35.000 tỷ đồng.
-
Đồng Nai chuẩn bị đưa khu đất 7.400 tỷ gần sân bay Long Thành ra đấu giá
Khu đất hơn 282 ha gần Cảng hàng không quốc tế Long Thành có giá trị theo bảng giá đất là 7.400 tỷ đồng.
-
Long Thành và Nhơn Trạch sẽ trở thành đô thị sân bay như Changi của Singapore
Long Thành và một phần huyện Nhơn Trạch được quy hoạch phát triển theo mô hình đô thị sân bay đã được áp dụng thành công như Dubai, Frankfurt (Đức) và Changi (Singapore).
-
Trước 28/2/2026 phải khai thác sân bay Long Thành
Thủ tướng yêu cầu tất cả các công việc phải hoàn thành trước 31/12/2025 và đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026, lấy lại tiến độ bị chậm, không thể chậm trễ hơn được nữa.