Sáng ngày 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì Hội nghị trực tuyến phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo.
Cùng dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh, các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các bộ ngành, Chủ tịch UBND 19 tỉnh, thành phố có các dự án đường sắt trên địa bàn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP
Cả nước đang triển khai các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt gồm dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; dự án tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và Hải Phòng - Móng Cái; dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; các dự án đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, TP.HCM.
Hà Nội và TP.HCM triển khai thực hiện các dự án theo cơ chế đặc thù
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo đánh giá cao sự vào cuộc tích cực của các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương, nhất là Bộ Xây dựng trong việc triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền và Trưởng Ban Chỉ đạo giao, cơ bản đáp ứng yêu cầu, tiến độ. Tuy nhiên, một số nhiệm vụ chưa đáp ứng yêu cầu.
Do đó, Thủ tướng Chính phủ nhắc nhở, Ban Chỉ đạo thực hiện chỉ đạo, đôn đốc, thống nhất chủ trương, còn các Bộ, ngành, các địa phương căn cứ vào chức năng, nghiệp vụ, quyền hạn, ban hành cụ thể hoá các quyết định theo luật pháp để thực hiện đảm bảo tiến độ, hiệu quả, sát tình hình; những vấn đề vượt thẩm quyền, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét.
Riêng thành phố Hà Nội, TP.HCM triển khai thực hiện các dự án theo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế đặc thù, đặc biệt dành cho 02 địa phương; nếu có vướng mắc vượt thẩm quyền thì báo cáo Chính phủ xem xét.
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan phải nỗ lực thực hiện, đảm bảo các mục tiêu đã đề ra, theo chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm là “làm đến nơi đến chốn”, làm việc nào ra việc nấy, làm việc nào dứt việc đó.
“Tinh thần là vừa làm vừa điều chỉnh, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội, làm đâu chắc đó, làm đâu được đấy, vừa chạy vừa xếp hàng nhưng trên cơ sở khoa học, an toàn, hiệu quả, chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng, lợi ích nhóm. Đồng thời, triển khai nhiều nhiệm vụ một lúc nhưng có thứ tự ưu tiên”, Thủ tướng nêu rõ.
Giao tiến độ các công việc đến các Bộ
Trong đó, Thủ tướng chỉ rõ Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan trước ngày 20/7; Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thành việc thẩm định, công bố các tiêu chuẩn, quy chuẩn trước ngày 10/8, dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng.
Trên cơ sở đó, dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, các cơ quan đề xuất các phương thức đầu tư các dự án theo quy định của Luật hiện hành.
Về công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng chỉ rõ, đã tách khỏi dự án đầu tư và giao các tỉnh, thành phố. Do đó trên tinh thần chủ động, tích cực, hiệu quả các địa phương, nhất là người đứng đầu phải chủ động triển khai, chỉ đạo các xã, phường và huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tổ chức thực hiện; các cơ quan sớm bàn giao hướng tuyến có tính đến sự phát triển để các đơn vị triển khai các bước tiếp theo.
Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo tổ chức ra quân đồng loạt triển khai giải phóng mặt bằng tuyến đường sắt tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam vào dịp 19/8/2025 để hoàn thành chậm nhất vào cuối năm 2026.
Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao thúc đẩy sớm họp Uỷ ban Liên Chính phủ Việt Nam- Trung Quốc về các dự án đường sắt kết nối theo chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao hai nước.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao các bộ, ngành chủ động phương án, huy động các nguồn lực tài chính cho các dự án; yêu cầu các bộ, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo rà soát, nếu còn khó khăn, vướng mắc về thể chế thì báo cáo trình cấp có thẩm quyền xem xét, trong đó giao Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc liên quan quy định vốn ODA, đảm bảo quy định phải thông thoáng, thực hiện hậu kiểm thay vì tiền kiểm như hiện nay.
-
Hai bộ 'bắt tay' xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn cho đường sắt cao tốc
Chiều 8.7, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho đường sắt tốc độ cao.
-
Chính phủ đề xuất cho tư nhân tham gia làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Bên cạnh hình thức đầu tư công, Chính phủ kiến nghị Quốc hội chấp thuận bổ sung hình thức đầu tư khác cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
-
Ngày 14/5, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam.








-
Tuyến đường sắt tốc độ cao 350km/h sắp chạy qua TP.HCM ở những khu vực nào?
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn qua TP.HCM dài khoảng 17km, có hai điểm chính là ga Thủ Thiêm và Depot Long Trường với phạm vi sử dụng đất khoảng 110ha.
-
Hai bộ 'bắt tay' xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn cho đường sắt cao tốc
Chiều 8.7, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho đường sắt tốc độ cao.
-
Tuyến đường sắt tốc độ cao 350km/h sắp chạy qua Gia Lai ở những khu vực nào?
Đường sắt tốc độ cao chay qua địa bàn tỉnh Gia Lai dài khoảng 116km, có điểm đầu tại phường Hoài Nhơn Bắc (ranh giới tỉnh Quảng Ngãi), điểm cuối tại phường Quy Nhơn Tây (ranh giới tỉnh Đắk Lắk)....