Theo bảng cân đối liên ngành Tổng cục Thống kê, trong giá trị sản xuất toàn ngành xây dựng (bao gồm đường sá, cầu cống, công trình công cộng, xây nhà các loại…), thép chiếm khoảng 5% giá trị sản xuất.
Tuy nhiên, không chỉ ngành xây dựng mới cần thép, mà nhiều ngành trong nền kinh tế cũng cần thép cho chi phí đầu vào. Thép chiếm trong chi phí trung gian của toàn nền kinh tế khoảng 6,2% và chiếm trong giá trị sản xuất của toàn nền kinh tế khoảng 1,4%.
Như vậy, khi giá thép biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp (ảnh hưởng tức thời) và gián tiếp (ảnh hưởng đến những chu kỳ sản xuất sau) đến nền kinh tế.
Còn theo tính toán của Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), chi phí vật liệu xây dựng thường chiếm 60-70% (sắt thép, cát, xi măng, đá…). Trong đó, thép chiếm khoảng 15-20% chi phí xây dựng căn hộ chung cư và khoảng 30% chi phí xây dựng căn nhà liền kề.
Giá thép lần đầu giảm sau 3 tháng tăng liên tiếp
Mới đây, các doanh nghiệp thép trong nước đã đồng loạt điều chỉnh giảm giá thép xây dựng sau nhiều tháng tăng liên tục. Theo đó, thép Việt Đức, Hòa Phát, Việt Ý, Việt Sing... điều chỉnh với mức giảm trung bình 200.000 đồng/tấn.
Hiện tại, giá mặt hàng này ở quanh mức 14-14,5 triệu đồng/tấn tùy từng thương hiệu và chủng loại thép tương đương mức giá hồi tháng 7/2023.
Cụ thể, Hòa Phát điều chỉnh giảm 200.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 ở khu vực miền Bắc, đưa giá thép này về mức 14,14 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 giữ nguyên mức giá 14,53 triệu đồng/tấn.
Thép Hòa Phát miền Nam và miền Trung cũng có mức giảm tương tự đối với các loại thép trên.
Thương hiệu thép Việt Ý cũng quay đầu giảm 200.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 xuống 14,14 triệu đồng/tấn, còn thép thanh vằn D10 CB300 giữ nguyên 14,64 triệu/tấn. Thép Việt Đức cũng điều chỉnh giảm 200.000 đồng/tấn xuống 14,04 triệu đồng/tấn với thép cuộn CB240.
Mức giảm tương tự cũng được các thương hiệu Thép VAS, Pomina, Kyoei, Việt Sing áp dụng với sản phẩm thép cuộn CB240. Trong khi đó, giá thép thanh vằn D10 CB300 ổn định ở mức 14,5 triệu đồng/tấn.
Thép chiếm khoảng 15-20% chi phí xây dựng căn hộ chung cư và khoảng 30% chi phí xây dựng căn nhà liền kề
Báo cáo mới đây của Chứng khoán SSI dự báo tổng sản lượng tiêu thụ thép có thể phục hồi hơn 6% trong năm 2024. Trong đó, tiêu thụ nội địa ước đạt mức tăng trưởng gần 7%.
Theo SSI, kênh tiêu thụ nội địa đã có những dấu hiệu phục hồi đầu tiên vào cuối năm 2023. Sản lượng tiêu thụ giai đoạn tháng 9-11/2023 đã tăng 13% so với cùng kỳ. Mức tiêu thụ thép năm nay sẽ được hỗ trợ nhờ tình hình vĩ mô và thị trường bất động sản khởi sắc hơn.
Mới đây, Chính phủ đã tổ chức liên tiếp 2 cuộc họp quan trọng để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và sản xuất, kinh doanh.
Cụ thể, ngày 11/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tuyến Tổ công tác của Thủ tướng để gỡ khó trong thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp sau khi Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) được ban hành.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá những khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều ngành như ngân hàng, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng...
Phó thủ tướng nhấn mạnh, Nhà nước “sẽ làm hết sức, quyết tâm cao, nỗ lực lớn” để thực hiện những gì thuộc trách nhiệm, thẩm quyền. Đồng thời, các nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản phải nhìn nhận trách nhiệm của mình trong việc khắc phục nghịch lý thừa phân khúc cấp cao, thiếu sản phẩm dành cho người thu nhập trung bình và thấp. Đặc biệt, giải quyết tình trạng "thổi giá", "đẩy giá" để cung và cầu gặp nhau…
Đến ngày 14/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Có thể thấy, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã quyết liệt tiếp tục tháo gỡ triệt để những khó khăn còn vướng mắc của thị trường bất động sản.
Với ngành thép, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng thị trường trong nước vẫn đối mặt khó khăn do tồn kho cao, giá bán thấp, trong khi nhà sản xuất phải chịu thêm nhiều chi phí tài chính khác.
VSA dự báo, thị trường những tháng đầu năm sẽ ghi nhận cạnh tranh về giá bán giữa các sản xuất để mở rộng và giữ thị phần.
-
Thủ tướng họp với loạt doanh nghiệp bất động sản lớn tháo gỡ khó khăn
Sáng 14/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
-
Ngành bất động sản sẽ chứng kiến một “bước ngoặt” lớn vào nửa cuối năm 2024?
Trong báo cáo cập nhật ngành bất động sản nhà ở mới phát hành, các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán VnDirect cho rằng, chu kỳ “đóng băng” hiện tại của thị trường bất động sản sẽ diễn ra ngắn hơn so với giai đoạn trước.
-
Thị trường kim loại lao dốc vì sức ép vĩ mô, giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce
Theo MXV, bên cạnh sự mạnh lên của đồng USD, giá các mặt hàng kim loại cũng chịu áp lực trong bối cảnh lo ngại về nhu cầu giảm từ lĩnh vực sản xuất và xây dựng tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ lớn nhất thế giới....
-
Hàng triệu mét khối vật liệu sau nạo vét sông được tỉnh Quảng Nam đem bán, giá từ 144.000 đồng/m3
1,3 triệu m3 vật liệu cát từ dự án nạo vét để khơi thông dòng chảy sông Cổ Cò sẽ được tỉnh Quảng Nam tiếp tục đấu giá với mức giá khởi điểm từ 144.000 đồng/m3.
-
Nhìn lại năm 2024: Áp lực chi phí khiến giá vật liệu xây dựng “dậy sóng”
Trong bối cảnh tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá. Điều gì khiến giá vật liệu xây dựng "dậy sóng" giữa cơn trầm lắng?...