Theo bảng cân đối liên ngành công bố bởi Tổng cục Thống kê, trong giá trị sản xuất toàn ngành xây dựng (bao gồm đường sá, cầu cống, công trình công cộng, xây nhà các loại…), thép chiếm khoảng 4%. Riêng đối với xây nhà, các loại sắt thép chiếm trong giá trị sản xuất khoảng 5%.
Tuy nhiên, không chỉ ngành xây dựng mới cần thép, mà nhiều ngành trong nền kinh tế cũng cần thép cho chi phí đầu vào. Thép chiếm trong chi phí trung gian của toàn nền kinh tế khoảng 6,2% và chiếm trong giá trị sản xuất của toàn nền kinh tế khoảng 1,4%.
Như vậy, khi giá thép biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp (ảnh hưởng tức thời) và gián tiếp (ảnh hưởng đến những chu kỳ sản xuất sau) đến nền kinh tế.
Giá thép xây dựng rẻ chưa từng có trong 3 năm trở lại đây
Trong những ngày qua, mặt hàng thép xây dựng liên tục được các công ty điều chỉnh giảm giá bán do nhu cầu tiêu thụ chậm trong nước suy yếu. Nếu so với đầu tháng 3/2023 khi giá thép tăng vượt ngưỡng 17 triệu đồng/tấn thì đến nay mỗi tấn thép đã giảm hơn 3 triệu đồng sau đà giảm 15 lần liên tiếp.
Hiện giá thép của nhiều thương hiệu lớn như Hòa Phát, Việt Ý, Việt Đức, Kyoei, Pomina… đang giảm sâu kỷ lục, về dưới 14 triệu đồng/tấn, đây mức thấp nhất từ cuối năm 2020 của các nhà sản xuất này.
Lý giải về nguyên nhân giá thép quay đầu giảm mạnh, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, nhu cầu tiêu thụ thép trong nước sụt giảm mạnh khiến doanh nghiệp sản xuất phải hạ giá bán để đẩy nhanh hàng tồn kho. Hiện các dự án dân dụng khởi công ít, dự án cao tốc không đủ tạo cú hích cho thị trường. Khối xây dựng tư nhân cũng tạm thời đang chờ đợi thêm những tín hiệu khác trước khi xuống tiền.
Mặt khác, các doanh nghiệp thép trong nước còn phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc khi nước này liên tục hạ giá thép xuất khẩu.
“Hầu hết hoạt động sản xuất thời gian qua của doanh nghiệp gặp khó khăn, cán cân cung - cầu ngành thép hiện tại vẫn chưa thực sự có thay đổi nhiều. Trong trường hợp xấu, tình trạng ảm đạm của thị trường thép có thể tiếp tục kéo dài về cuối năm 2023”, VSA dự báo.
Theo tính toán của Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), chi phí vật liệu xây dựng thường chiếm 60-70% (sắt thép, cát, xi măng, đá…). Trong đó, thép chiếm khoảng 15-20% chi phí xây dựng căn hộ chung cư và khoảng 30% chi phí xây dựng căn nhà liền kề.
Với việc giá thép quay đầu giảm mạnh thời gian gần đây, nhìn nhận chung về hoạt động của các nhà thầu xây dựng sẽ dễ thở hơn. Ngoài ra, giá thép giảm cũng phần nào sẽ thúc đẩy các công trình triển khai sớm và nhanh hơn trong thời gian tới.
-
Bước vào mùa mưa, giá thép xây dựng trong nước tiếp tục giảm sâu
Mặc dù giá thép xây dựng trong nước đang giảm mạnh nhưng việc kinh doanh, tiêu thụ vẫn ảm đạm do sức mua yếu.
-
Gần 3 tháng, giá thép trong nước giảm liên tiếp… 13 lần
Nhiều doanh nghiệp trong nước thông báo giảm giá thép lần thứ 13 liên tiếp trong 3 tháng qua với mức giảm lên đến 1,5 triệu đồng/tấn.
-
Giá thép xây dựng “nhảy múa” thế nào từ đầu năm đến nay?
Từ đầu năm 2023 đến nay, giá mặt hàng thép xây dựng đã trải qua 17 lần điều chỉnh giá bán, trong đó có 6 lần tăng và 11 lần giảm liên tiếp.








-
Nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam sau tuyên bố nhường sân chơi thép xây dựng cho doanh nghiệp khác
Doanh nghiệp này cho biết thời gian tới sẽ tăng mạnh tỷ trọng thép chất lượng cao như thép làm tanh lốp, bố lốp ô tô, thép dập nguội, thép dự ứng lực, thép lò xo không hợp kim, thép làm cáp cẩu, thép làm đinh vít chính xác; thép phục vụ cho các ngành...
-
Giá thép trong nước ra sao sau khi thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế?
Thị trường thép đang nóng dần lên, không chỉ bởi nhu cầu xây dựng hồi phục mà còn vì quyết định quan trọng của Bộ Công Thương: áp thuế chống bán phá giá tạm thời với thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc....
-
Hãng thép đầu tiên điều chỉnh tăng giá bán sau khi thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế
Giá thép nội địa bắt đầu tăng trở lại, ngay sau khi Việt Nam tuyên bố áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Hoa Sen là doanh nghiệp tiên phong điều chỉnh giá bán....