Ngày 12/3, một số doanh nghiệp trong nước như Hòa Phát, Việt Ý, Vina Kyoei, Pomina… điều chỉnh giảm khoảng 200.000 đồng/tấn với các sản phẩm thép cuộn CB240, theo số liệu của Steel Online.
Cụ thể, thương hiệu thép Hòa Phát giảm 200.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 ở cả 3 miền, xuống còn 14,14 triệu đồng /tấn. Trong khi đó, giá thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên so với đợt điều chỉnh trước, ở mức 14,49-14,53 triệu đồng/tấn.
Tương tự, thép Việt Ý tại Miền Bắc cũng giảm 200.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240, đưa giá bán mặt hàng này xuống còn 14,14 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 được giữ nguyên giá bán so với lần điều chỉnh trước đó, ở mức 14.64 triệu đồng/tấn.
Mức giảm 200.000 đồng/tấn cũng được các hãng Việt Đức, Kyoei Việt Nam, Pomina áp dụng với dòng thép cuộn CB240. Hiện giá bán mới nhất của các nhà sản xuất ngày trong ngày 12/3 đang ở mức hơn 14 triệu đồng/tấn.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, nguyên nhân giá thép trong nước quay đầu giảm là do nhu cầu tiêu thụ chậm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thép trong nước còn phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc khi nước này liên tục hạ giá thép xuất khẩu.
Trong khi đó, Hòa Phát cho rằng sản lượng tiêu thụ các mặt hàng trong giai đoạn này sụt giảm chủ yếu do thị trường xây dựng chuẩn rơi vào đợt nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, nhu cầu chung của thị trường chưa được cải thiện. Doanh nghiệp phải điều chỉnh giá bán để cạnh tranh thị trường, gia tăng sản lượng bán hàng nhằm đảm bảo ổn định doanh thu.
Ngày 11/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng để gỡ khó trong thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp sau khi Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) được ban hành.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá những khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều ngành như ngân hàng, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng...
Phó thủ tướng nhấn mạnh, Nhà nước “sẽ làm hết sức, quyết tâm cao, nỗ lực lớn” để thực hiện những gì thuộc trách nhiệm, thẩm quyền. Đồng thời, các nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản phải nhìn nhận trách nhiệm của mình trong việc khắc phục nghịch lý thừa phân khúc cấp cao, thiếu sản phẩm dành cho người thu nhập trung bình và thấp. Đặc biệt, giải quyết tình trạng "thổi giá", "đẩy giá" để cung và cầu gặp nhau…
-
Hàng trăm dự án bất động sản tại Hà Nội và TP.HCM chờ gỡ vướng
Hà Nội đang tiếp tục triển khai thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 246 dự án, trong khi TP.HCM đang tiếp tục triển khai tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 143 dự án.
-
Sáng nay (11/3), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sẽ chủ trì cuộc họp trực tuyến Tổ công tác của Thủ tướng để rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp sau khi các Luật mới được ban hành.
-
Đà rơi giá thép chưa có dấu hiệu dừng lại, nhiều đại lý muốn đẩy hàng nhanh để cắt lỗ
Thị trường bất động sản gặp khó, nhu cầu xây dựng trì trệ khiến lượng tiêu thụ các mặt hàng sắt thép thời gian qua luôn ở mức thấp, giá bán vì thế cũng giảm sâu.
-
Thị trường kim loại lao dốc vì sức ép vĩ mô, giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce
Theo MXV, bên cạnh sự mạnh lên của đồng USD, giá các mặt hàng kim loại cũng chịu áp lực trong bối cảnh lo ngại về nhu cầu giảm từ lĩnh vực sản xuất và xây dựng tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ lớn nhất thế giới....
-
Hàng triệu mét khối vật liệu sau nạo vét sông được tỉnh Quảng Nam đem bán, giá từ 144.000 đồng/m3
1,3 triệu m3 vật liệu cát từ dự án nạo vét để khơi thông dòng chảy sông Cổ Cò sẽ được tỉnh Quảng Nam tiếp tục đấu giá với mức giá khởi điểm từ 144.000 đồng/m3.
-
Nhìn lại năm 2024: Áp lực chi phí khiến giá vật liệu xây dựng “dậy sóng”
Trong bối cảnh tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá. Điều gì khiến giá vật liệu xây dựng "dậy sóng" giữa cơn trầm lắng?...