Tại cuộc họp với các bộ liên quan về bố trí nguồn vốn cho các dự án phòng, chống sạt lở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày 28/8, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao 13 địa phương và các bộ, ngành đã có đề xuất kịp thời xử lý hậu quả sạt lở bờ sông, bờ biển do biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội, đời sống, tài sản, tính mạng của người dân.
Theo Phó Thủ tướng, với tính cấp bách của việc xử lý sạt lở, các địa phương, bộ, ngành phải rà soát, phối hợp, đề xuất danh mục dự án xử lý sạt lở bờ sông ở 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL nhanh nhất, kịp thời, phù hợp với quy định pháp luật, trên tinh thần trọng tâm, trọng điểm, sớm triển khai.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo cấp bách phân bổ vốn phòng chống sạt lở
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị, với 7 tỉnh và TP Cần Thơ, các bộ hoàn thiện lại theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc khảo sát ĐBSCL vừa qua. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các địa phương, bộ, ngành rà soát lần nữa với 5 tỉnh mà Bộ đi khảo sát và có đề xuất chính thức.
“Trước đây, các bộ đề xuất sử dụng nguồn tăng thu để xử lý các dự án, nhưng do tính chất cấp thiết và ý kiến của lãnh đạo Quốc hội và Chính phủ là phải dùng nguồn dự phòng để xử lý hậu quả do thiên tai cấp bách. Do đó, việc sử dụng nguồn vốn phải đảm bảo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, Luật Phòng, Chống Thiên tai. Đồng thời, phải đảm bảo nguyên tắc “xử lý cấp bách” cũng như thời gian thực hiện dự án”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng lưu ý việc đề xuất danh mục dự án phải theo nguyên tắc trọng tâm, trọng điểm, giải quyết được vấn đề cấp bách và khắc phục hậu quả thiên tai. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, phải xem xét thứ tự dự án nào làm trước, sử dụng nguồn lực hiệu quả, làm dứt điểm từng khu vực, từng dự án.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ rà soát, thống nhất đề xuất danh mục, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/9, để có nguồn lực cùng với các địa phương xử lý kịp thời các khu vực sạt lở.
Liên quan đến nguồn vốn, theo Phó Thủ tướng, sử dụng nguồn dự phòng theo quy định tại Nghị định 66/2021/NĐ-CP là ngân sách địa phương phải đảm bảo. Nếu không đảm bảo được, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ.
-
Tin vui về nguồn vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Qua thí điểm dùng cát biển đắp nền đường cao tốc Hậu Giang - Cà Mau, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đánh giá sơ bộ cát biển có thể thay thế cát sông làm vật liệu đắp nền đường cao tốc.
-
Lấy cát sông Tiền, sông Hậu làm cao tốc ở miền Tây không không gây sạt lở lòng, bờ, bãi sông
Các dự án cao tốc khởi công tại miền Tây giai đoạn 2021 - 2025 cần 53,69 triệu m3 cát đắp nền, riêng cao tốc Cần Thơ - Cà Mau cần hơn 18 triệu m3 nhưng đang gặp khó về nguồn cung.
-
An Giang chi hơn 860 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường nối TP. Long Xuyên với huyện Châu Thành
Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 10,942 km. Sau khi hoàn thiện, Dự án góp phần giảm áp lực giao thông đoạn Quốc lộ 91 qua địa phận thị trấn An Châu và Đường tỉnh 941, phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Thành....
-
Chậm nhất tháng 10/2024 hoàn thành cấp phép mỏ để cung ứng vật liệu cho các dự án cao tốc
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm đề nghị các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, xử lý dứt điểm và hoàn thành toàn bộ các thủ tục cấp phép mỏ, chậm nhất trong tháng 10/2024 đ...
-
An Giang chấm dứt hoạt động dự án Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng 748 tỷ đồng
Lý do chấm dứt hoạt động, nhà đầu tư tự quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.