Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau được xem là tuyến quan trọng nhất Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khi kết nối nhiều tỉnh thành. Dự án này được khởi công ngày 1/1, dự kiến đưa vào sử dụng đầu năm 2026.
Phần lớn dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đi qua ruộng lúa, kênh rạch, sông ngòi - những nơi có địa chất yếu cần nhiều cát đắp nền. Theo Bộ Giao thông Vận tải, tổng nhu cầu cát đắp nền cho toàn dự án cần hơn 18 triệu m3, trong đó nhu cầu trong năm 2023 là 9,1 triệu m3, nhưng đến nay lượng cát đáp ứng rất ít.
Nhu cầu cát đắp nền cho dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau khoảng hơn 18 triệu m3
Liên quan đến nguồn vật liệu cát cung cấp cho dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và ý kiến lo ngại nếu tiếp tục khai thác cát trên sông Tiền, sông Hậu sẽ làm trầm trọng sạt lở và sụt lún ở khu vực ĐBSCL, Bộ Giao thông Vận tải mới đây đã có những giải đáp và đánh giá cụ thể về vấn đề này.
Theo báo cáo của tư vấn và số liệu quy hoạch Fmỏ cát từ các địa phương, tổng trữ lượng các mỏ (cát sông) trong quy hoạch khoảng 215,58 triệu m3. Trong đó, tỉnh An Giang khoảng 54,54 triệu m3/13 mỏ, tỉnh Đồng Tháp khoảng 33,57 triệu m3/10 mỏ, tỉnh Vĩnh Long khoảng 42,3 triệu m3/10 mỏ, tỉnh Sóc Trăng khoảng 85 triệu m3.
Tuy nhiên, đối với các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng thuộc khu vực hạ lưu sông Tiền và sông Hậu, Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận chất lượng cát kém do lẫn nhiều tạp chất, hàm lượng bùn sét lớn nên vật liệu cát để sử dụng cho các dự án chủ yếu lấy từ các tỉnh An Giang và Đồng Tháp.
Phía Bộ Giao thông Vận tải cũng tính toán tổng nhu cầu cho các dự án đường cao tốc khu vực ĐBSCL triển khai trong giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 53,69 triệu m3, tương ứng khoảng 35% trữ lượng các mỏ đã quy hoạch.
Để bảo đảm đủ nguồn vật liệu cát đắp cho các dự án cao tốc ở khu vực này, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã trực tiếp kiểm tra, làm việc và chỉ đạo các tỉnh ưu tiên bố trí đủ nguồn vật liệu, cũng như giao Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, điều tiết phù hợp tiến độ thi công các dự án. Cụ thể đã giao chỉ tiêu cho các tỉnh An Giang (7 triệu m3), Đồng Tháp (7 triệu m3), Vĩnh Long (5 triệu m3) ưu tiên bố trí ngay nguồn cát đắp cho dự án.
Đến nay, các tỉnh đã cơ bản bố trí đủ nguồn từ các mỏ đang khai thác và các mỏ chưa khai thác (nhưng đã quy hoạch) và đang triển khai các thủ tục đánh giá tác động môi trường để cấp phép khai thác phục vụ dự án.
“Việc khai thác vật liệu cát tại các mỏ đều được đánh giá tác động môi trường kết hợp với việc thiết lập hệ thống và thực hiện quan trắc, giám sát tác động xói lở lòng, bờ sông theo quy định để đảm bảo các yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường trong khai thác, không làm thay đổi dòng chảy, không gây sạt lở lòng, bờ, bãi sông,” Bộ Giao thông Vận tải khẳng định.
Về lâu dài, để chủ động nguồn vật liệu thay thế cát sông, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai dự án “đánh giá tài nguyên khoáng sản phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng ĐBSCL”.
Mặt khác, Bộ Giao thông Vận tải đã chủ động triển khai thi công thử nghiệm cát biển sử dụng đắp nền đường cho các dự án hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL, đến nay đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng và tiến hành quan trắc.
-
Loại vật liệu xây dựng nào dùng cho vùng ngập, sạt lở đất?
Bên cạnh các biện pháp cảnh báo sớm, vật liệu xây dựng cũng là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu tối đa những thiệt hại mà sạt lở đất gây ra.
-
Lâm Đồng: Không quy hoạch đất ở tại những khu vực có địa hình dốc, có nguy cơ sạt lở đất
Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất 2021 – 2030 (tỉnh Lâm Đồng) vừa có văn bản gửi UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc về công tác lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 của các huyện, thành phố.
-
Sau sạt lở đèo Bảo Lộc, tuyến cao tốc “giải cứu” quốc lộ 20 đang triển khai tới đâu?
Vụ sạt lở nghiêm trọng trên đèo Bảo Lộc mới đây khiến quốc lộ 20 – tuyến độc đạo nối Lâm Đồng với vùng Đông Nam Bộ bị chia cắt hoàn toàn. Trong khi đó, dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có vai trò giảm tải với quốc lộ 20 đang chờ ngày khởi công.
-
Nhà dân 'chờ sập' bên bờ kè sạt lở
Bờ kè đầu tư tiền tỷ ở Hà Tĩnh bị xói lở, hư hỏng sau các đợt mưa lớn. Một số nhà dân dọc bờ kè đứng trước nguy cơ sụt lún, đổ sập.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....