Trong thông báo mới nhất ngày 17/6, Văn phòng Chính phủ đã công bố kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, yêu cầu Hà Nội và Bắc Ninh chủ động triển khai dự án với tinh thần không để lỡ nhịp phát triển hạ tầng chiến lược.
Cụ thể, UBND TP Hà Nội và UBND tỉnh Bắc Ninh được giao toàn quyền chuẩn bị đầu tư các đoạn tuyến trên địa bàn của mình, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ chỉ đạo. Riêng phần tỉnh Bắc Ninh, Phó Thủ tướng yêu cầu địa phương sớm phối hợp với Bộ Xây dựng lập đề xuất chủ trương đầu tư dự án theo hình thức đối tác công tư (BT), nếu dự án có đủ tiêu chí là công trình quan trọng quốc gia thì sẽ được trình Quốc hội.
Đáng chú ý, tuyến đường kết nối Cảng hàng không quốc tế Gia Bình – Hà Nội có tổng chiều dài khoảng 45,6km. Trong đó, đoạn qua địa bàn TP Hà Nội dài khoảng 14km, còn lại khoảng 31,6km qua địa phận tỉnh Bắc Ninh. Tuyến đường bắt đầu từ sân bay Gia Bình và kết thúc tại nút giao tuyến đường dẫn cầu Tứ Liên – đường Vành đai 3 Hà Nội.
Theo đề xuất, đoạn tuyến thuộc TP Hà Nội sẽ có mặt cắt ngang rộng đến 120m, trong đó có 7km đường sẽ được xây mới từ ranh giới Hà Nội – Bắc Ninh đến nút giao cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn. 7km còn lại sẽ được mở rộng từ 35m lên 120m, trùng với đoạn Vành đai 3 của Thủ đô.
Đối với đoạn tuyến từ sân bay Gia Bình đến cầu Kênh Vàng nối Hải Dương, UBND tỉnh Bắc Ninh sẽ triển khai thành một dự án riêng biệt.
Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương không cài thêm các hạng mục không có trong quy hoạch quốc gia. Trong trường hợp cần áp dụng cơ chế đặc thù, phải nêu rõ lý do, tránh lợi ích nhóm, thất thoát và tiêu cực. Hồ sơ gửi Bộ Xây dựng trước ngày 18/6.
Song song đó, Bộ Xây dựng cùng Bộ Công an được giao khẩn trương điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sân bay Gia Bình vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 theo quy trình rút gọn.
Tuyến đường kết nối chiến lược này, cùng với sân bay Gia Bình và trung tâm logistics xung quanh, được kỳ vọng sẽ là “cú hích” đưa khu vực Bắc Hà Nội – Bắc Ninh bứt tốc về hạ tầng, công nghiệp và đô thị hóa trong thập kỷ tới.
-
Huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng chiến lược kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 304/TB-VPCP ngày 17/6/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về cơ chế đặc thù đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội.
-
Bắc Ninh xin cơ chế đặc thù đẩy nhanh tiến độ sân bay Gia Bình
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản kiến nghị áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ dự án sân bay Gia Bình và tuyến đường kết nối trọng điểm với Thủ đô Hà Nội.
-
Hà Nội yêu cầu rà soát quỹ đất phục vụ tuyến đường nối sân bay Gia Bình
Sở Xây dựng Hà Nội vừa phát đi văn bản hỏa tốc, yêu cầu các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn khẩn trương hoàn thiện báo cáo rà soát quỹ đất phục vụ công tác giải phóng mặt bằng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) với Thủ đô.






-
Bảng giá đất mới cần lộ trình linh hoạt
Theo các chuyên gia, việc điều chỉnh bảng giá đất cần lộ trình rõ ràng, linh hoạt theo vùng và có chính sách hỗ trợ phù hợp tránh tạo “cú sốc” cho thị trường.
-
Bất động sản TP.HCM dần hồi phục nhưng một phân khúc lại mất hút
TP.HCM gần như không còn nhà ở có giá vừa túi tiền, đặc biệt là loại căn hộ có giá dưới 30 triệu đồng/m2. 06 tháng đầu năm 2025, thành phố chỉ có 04 dự án nhà ở thương mại với 3.353 căn nhà cao cấp đủ điều kiện huy động vốn....
-
Giá thuê khách sạn TP.HCM chạm đỉnh trước dịch, phân khúc 5 sao lên 4 triệu/đêm
Các chính sách nới lỏng thị thực và các đường bay thẳng mới đã thúc đẩy sự phục hồi của thị trường khách sạn 5 sao tại Hà Nội và TP.HCM.