Đối với nhà đầu tư, trong những năm sau khủng hoảng, Malaysia được xem là điểm đến yêu thích nhất, bởi nền kinh tế tại đây luôn duy trì mức tăng trưởng ổn định, với tỷ lệ 4,5 - 5,5%/năm. Hiện nay, cũng giống như Hồng Kông, môi trường kinh doanh tại Malaysia, đặc biệt là xung quanh khu vực thủ đô Kuala Lumpur, phát triển khá tốt, cùng với đó là giá nhà tương đối thấp, đang là hai yếu tố cốt yếu biến vùng đất này trở thành “cục nam châm” thu hút hàng loạt nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có cả người Việt Nam.
Mặc dù điều kiện xây dựng là tương đương, nhưng giá nhà tại Kuala Lumpur lại rẻ hơn rất nhiều so với ở các đô thị lớn trong cùng khu vực. Siva Shanker, chủ tịch Viện nghiên cứu bất động sản Malaysia cho hay từ sân bay KUL về đến thủ đô Kuala Lumpur (chừng 50km), dọc hai bên đường cao tốc, rất nhiều khu nhà ở dân cư mới mọc lên giá rất rẻ. Đơn cử, một biệt thự độc lập giá 400.000 USD. Một nhà liền kề giá 100.000 USD. Và căn hộ giá chỉ có... 10.000 USD.
Ngôi nhà phía tây Thủ đô Kuala Lumpur, phong cách Bali, rộng 220m2, được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Bali Yoka Sara và xây dựng trong năm 2002 này được giao bán chỉ 300.000 USD.
Ngoài đặc điểm giá rẻ, thị trường nhà đất Malaysia còn cho phép quyền sở hữu trực tiếp đối với người nước ngoài, điều này đồng nghĩa với việc không hề có bất cứ rào cản nào với đối tượng người nước ngoài khi muốn gia nhập vào thị trường bất động sản nội địa.
Để sở hữu nhà ở Kuala Lumpur, người nước ngoài chỉ cần tham gia chương trình Malaysia My Second Home (MM2H) - một chương trình định cư quốc tế cho phép người nước ngoài sống tại đây với visa lên tới 10 năm nhưng phải tuân thủ một số điều kiện nhất định. Cụ thể, chính phủ Malaysia chỉ cho phép người nước ngoài cư trú dài hạn và mua nhà nếu có một tài khoản 50.000 USD ở một ngân hàng địa phương tại Malaysia.
Thêm một điều kiện bắt buộc nữa là theo luật mới, bắt đầu từ năm 2014, người nước ngoài sẽ được yêu cầu chỉ mua nhà tối thiểu trị giá từ 500.000 ringgit đến 1 triệu ringgit của Malaysia (311.000 USD). Có nghĩa là người nước ngoài không được mua bất động sản giá rẻ nếu muốn sống tại Kuala Lumpur hoặc bất cứ nơi nào khác tại Malaysia.
Đáp ứng hai yêu cầu trên, người nước ngoài mua nhà sẽ nhận được nhiều chính sách ưu đãi của chính phủ. Chẳng hạn như nếu không có đủ tiền, người nước ngoài có thể vay ngân hàng trong thời hạn 20 năm với lãi suất lãi suất tương đương lãi suất mua ô tô, tức khoảng 2-4%/năm. Ngoài ra, người nước ngoài còn được quyền sở hữu tài sản bất động sản, được cấp visa ưu tiên và miễn thuế mua một chiếc ô tô.
Đối với loại hình bất động sản được mua, người nước ngoài cũng được quyền lựa chọn. Tuy nhiên, chỉ được mua tối đa hai biệt thự hoặc hai chung cư cao cấp.
-
Thị trường chung cư Đông Nam Á tăng trưởng kép 7,5%/năm giai đoạn 2023 - 2028
Thị trường chung cư và căn hộ ở Đông Nam Á được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 7,5% trong 5 năm tới, vượt xa tốc độ tăng trưởng chung trên toàn cầu.
-
Làn sóng người mua nhà Trung Quốc tại Đông Nam Á “hạ nhiệt”
Làn sóng các nhà đầu tư trung lưu Trung Quốc mua bất động sản ở khu vực Đông Nam Á trước đại dịch hiện đang hạ nhiệt khi nền kinh tế Trung Quốc suy thoái khiến họ gặp khó về mặt tài chính.
-
Giá bất động sản hậu cần tại Đông Nam Á tăng nhanh trong nửa đầu năm 2023
Công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank vừa qua đã công bố báo cáo về thị trường bất động sản logistics châu Á – Thái Bình Dương 6 tháng đầu năm, làm rõ về sự tăng trưởng bền vững của phân khúc này trên toàn khu vực....