Thông tin mới nhất từ Hòa Phát, trong tháng 1/2023, Tập đoàn đã sản xuất 392.000 tấn thép thô, giảm 44% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, sản lượng bán hàng các sản phẩm thép xây dựng, thép cuộn cán nóng và phôi thép đạt 402.000 tấn, giảm 36% so với cùng kỳ.
Trong tháng 1, nhu cầu thị trường ở mức thấp do cả hai kỳ nghỉ tết Dương lịch và Tết Nguyên đán đều nằm trong tháng này khiến việc tiêu thụ thép xây dựng gặp khó khăn.
Hòa Phát cung cấp 402.000 tấn thép trong tháng 1/2023, giảm 36% so với cùng kỳ
Theo cơ cấu, thép xây dựng và thép cuộn chất lượng cao đóng góp 304.000 tấn, giảm 20% so với tháng 1/2022. Cụ thể, thép HRC đạt 86.000 tấn, trong đó có 4.600 tấn xuất khẩu sang thị trường Thái Lan. Ngoài ra, Hòa Phát còn cung cấp gần 13.000 tấn phôi thép cho các nhà máy cán thép khác của Việt Nam.
Đây là mức bán hàng thấp nhất kể từ năm 2021 đến nay và cũng là lần đầu sản lượng thép HRC quay xuống dưới mốc 100.000 tấn/tháng.
Ngoài các sản phẩm chủ lực trên, Hòa Phát còn cung cấp hơn 53.000 tấn ống thép, 21.000 tấn tôn mạ các loại cho thị trường, lần lượt tăng 6% và giảm 50% so với cùng kỳ năm 2022.
Phía Hòa Phát cho biết, ngay từ đầu năm 2023, xuất khẩu thép của doanh nghiệp này ghi nhận nhiều dấu hiệu tích khi có nhiều đơn hàng xuất khẩu tới các thị trường khu vực châu Mỹ, châu Á và châu Úc như: Mỹ, Canada, Mexico, Puerto Rico, Úc, Malaysia, HồngKong, Campuchia… Theo đó, sản lượng xuất khẩu thép (thép thanh, thép cuộn xây dựng, thép cuộn chất lượng cao) trong tháng 1 đạt 46.000 tấn.
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát xuống đáy mới, thấp nhất kể từ năm 2021
Trước đó, doanh nghiệp cũng báo cáo kết quả khá tiêu cực trong quý 4/2022 doanh thu 26.000 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm trước, lỗ ròng kỷ lục hơn 2.000 tỷ đồng, tiếp tục lao xuống đáy mới sau quý 3 vừa ghi nhận lỗ hơn 1.700 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2022, Hòa Phát đạt doanh thu 142.000 tỷ đồng, giảm 5% so 2021. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt hơn 8.400 tỷ đồng, chỉ bằng 24% so với năm 2021.
Trong năm vừa qua, Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường 7,2 triệu tấn thép, giảm 7% so với năm 2021, bao gồm phôi thép, thép xây dựng, thép HRC. Đóng góp chính vào sản lượng bán hàng là thép xây dựng và HRC.
Cụ thể, thép xây dựng ghi nhận 4,2 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ và đóng góp 59% trong tổng sản lượng thép các loại. Trong đó xuất khẩu đóng góp gần 1,2 triệu tấn. Thị phần trong nước tiếp tục được củng cố ở vị trí dẫn đầu với gần 35%.
-
Sau Tết Nguyên đán, giá thép tăng mạnh trở lại
Với sự đi lên của giá nguyên liệu đầu vào, giá thép xây dựng trong nước vừa được điều chỉnh tăng lần thứ 2 liên tiếp sau Tết Nguyên đán với mức tăng cao nhất tới 510.000 đồng/tấn.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....