Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định kết quả rà soát lần thứ hai việc áp dụng chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc.
Trước đó, ngày 5/12/2023, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3133/QĐ-BCT về việc rà soát lần thứ hai việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc (mã vụ việc AR02.AD03).
Bộ Công Thương bắt đầu điều tra vụ việc từ tháng 12/2023 trên cơ sở đề nghị của nhóm Công ty Jinxi (Trung Quốc) nộp vào tháng 8/2022.
Ngày 25/11/2024, Bộ Công Thương tiếp tục ban hành Quyết định 3098/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần hai đối với biện pháp chống bán phá giá áp dụng cho thép chữ H từ Trung Quốc. Kết luận điều tra cho thấy mức độ bán phá giá của nhóm Công ty Jinxi giảm còn 13,38%.
Mức thuế chống bán phá giá này sẽ được áp dụng đến hết ngày 5/9/2027.
Bộ Công Thương sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hình chữ H xuất xứ Trung Quốc ở mức 13,38%
Theo tìm hiểu, thép chữ H nhập khẩu từ Trung Quốc đã bị áp thuế chống bán phá giá tạm thời từ năm 2016 và chính thức áp dụng từ năm 2017, với thời hạn 5 năm, kết thúc vào năm 2022.
Trước đó, Bộ Công Thương liệt kê danh sách 14 nhà sản xuất và đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu của Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá chính thức, trong đó Công ty Jinxi chịu mức thuế 29,4%. Như vậy, mức thuế mới đã giảm hơn một nửa.
Liên quan đến chống bán phá giá thép xuất xứ từ Trung Quốc, Bộ Công Thương đang tiến hành điều tra một số sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) theo yêu cầu của Tập đoàn Hòa Phát, Formosa Hà Tĩnh và thép mạ theo đề nghị của các nhà sản xuất trong nước. Các vụ việc trên vẫn đang chờ văn bản kết luận.
Theo phân tích của BSC Research, đơn vị này cho rằng Bộ Công Thương sẽ áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép mạ Trung Quốc vào quý 1/2025 và chính thức từ quý 3/2025.
Đồng thời, thuế chống bán phá giá đối với thép HRC xuất xứ Trung Quốc sẽ được áp dụng, tập trung vào các công ty thương mại không chứng minh được xuất xứ và có hành vi bán phá giá.
Nhờ đó, Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh có thể tăng sản lượng thép HRC thêm 1,5 - 3 triệu tấn/năm, tăng 20 - 30% so với cùng kỳ trong giai đoạn 2025 - 2026.
-
Duy trì áp thuế cao nhất đến 33,51% với thép hình chữ H của Trung Quốc
Bộ Công Thương quyết định gia hạn thêm 5 năm biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép hình chữ H của Trung Quốc ở mức từ 22,09% đến 33,51%.
-
Thép hình có những loại nào và giá bao nhiêu?
Nhờ khả năng chịu lực tốt, độ bền cao và không bị biến dạng khi có sự va đập, các sản phẩm thép hình được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng và công nghiệp.
-
Thép hình chữ H nhập từ Trung Quốc nguy cơ bị áp thuế bán phá giá
Bộ Công Thương sẽ rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc đến ngày 5/9/2022.








-
Một mặt hàng của Việt Nam được Mỹ và cả ASEAN ráo riết “săn lùng”, thu về hơn 1,7 tỷ USD kể từ đầu năm
Mỹ đã chi hơn 200 triệu USD để nhập khẩu 349.000 tấn mặt hàng này của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2025.
-
Áp thuế thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc: Thị trường trong nước phản ứng ra sao?
Việc áp thuế chống bán phá giá tạm thời từ 15% đến hơn 37% với thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc đang tạo ra những chuyển động đáng chú ý trên thị trường trong nước. Giá thép bắt đầu nhích lên, trong khi các doanh nghiệp xây dựng, bất động ...
-
Doanh nghiệp nói gì về việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ 40-88% với tôn mạ Việt Nam?
Theo quyết định của Bộ Thương Mại Mỹ, thép mạ của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%.