Mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản báo cáo gửi Bộ Tư pháp về kết quả kiểm tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu trên địa bàn tỉnh này.
Qua kiểm tra, khảo sát cho thấy, tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu trên địa bàn tỉnh Bình Định cơ bản ổn định, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, đúng quy định.
UBND tỉnh Bình Định cho biết, mặc dù thực tiễn quản lý, điều hành giá vẫn còn một số khó khăn, hạn chế nhưng nhìn chung, giá cả các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh được bình ổn, không có biến động thị trường.
Tỉnh Bình Định kiến nghị không đưa thép hình, thép chữ, thép ống… vào diện phải kê khai giá
Để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu, UBND tỉnh Bình Định kiến nghị cần có quy định chi tiết loại thép phải kê khai giá.
Cụ thể, UBND tỉnh Bình Định cho rằng, tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ) có quy định mặt hàng thép xây dựng thuộc danh mục hàng hóa phải thực hiện kê khai giá nhưng không quy định chi tiết, cụ thể các loại thép phải kê khai giá.
Theo UBND tỉnh Bình Định, trong công trình xây dựng, các loại thép như thép cây, thép cuộn chiếm tỷ lệ lớn, các loại còn lại thép hình, thép chữ (V, U, I, H), thép tấm, thép ống... chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng số lượng về chủng loại thép rất nhiều, giá trị không cao. Điều này gây khó khăn trong công tác tiếp nhận hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền.
Do đó, tỉnh Bình Định đề nghị có văn bản hướng dẫn chi tiết danh mục các loại thép phải thực hiện kê khai giá; đồng thời, xem xét không đưa các loại thép như thép hình, thép chữ (V, U, I, H…), thép tấm, thép ống... vào danh mục hàng hóa phải thực hiện kê khai giá vì các loại thép này không chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động xây dựng.
Bên cạnh đó, tỉnh này còn cho biết, thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư số 05/2021/TT-BYT ngày 5/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, kể từ ngày 1/7/2021, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập đã công khai giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá các hoạt động dịch vụ khác theo quy định.
Tuy nhiên, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể quy định quản lý giá dịch vụ khám, chữa bệnh đối với cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân.
Do đó, UBND tỉnh Bình Định kiến nghị các Bộ, ngành sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể quy định quản lý giá dịch vụ khám, chữa bệnh đối với cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân để triển khai thực hiện tại địa phương.
-
Thị trường thép xây dựng ảm đạm thời "bão giá"
Nối tiếp chuỗi ảm đạm của năm trước, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng trong những tháng đầu năm 2023 tiếp tục đi xuống do giá thép được điều chỉnh tăng cao, trong khi nhu cầu thị trường chưa có nhiều khởi sắc.
-
Sau tuyên bố “NHƯỜNG SÂN” của ông chủ Hòa Phát, thị phần ngành thép 2024 đang được phân chia ra sao?
Mặc dù đang dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép nhưng Chủ tịch Trần Đình Long cho biết thời gian tới, Hòa Phát sẽ tập trung phát triển các loại thép chất lượng cao, nhường sân chơi cho những doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng cơ bản....
-
Là đầu vào quan trọng của nền kinh tế, chiếm 15-20% chi phí xây dựng, giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025
Trong năm 2025, MBS kỳ vọng giá thép xây dựng có thể tăng 7% lên 590 USD/tấn.
-
Triển vọng của ngành thép trong năm 2025: Chờ đợi cú hích từ đầu tư công
Năm 2025 được dự đoán là giai đoạn đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam. Với sự phục hồi kinh tế, nhu cầu đầu tư hạ tầng gia tăng và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, ngành thép đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ....