19/12/2022 9:37 AM
Nhà tiền chế kết hợp với sàn bê tông nhẹ là một giải pháp mới trong xây dựng, mang đến các công trình nhà ở vừa chất lượng, nhanh gọn và giá thành phải chăng.

Nhà tiền chế hay còn gọi nhà khung thép tiền chế, đây là kiểu nhà xây dựng từ vật liệu thép, được chế tạo dựa theo bản vẽ kỹ thuật và lắp đặt trực tiếp tại công trường.

Nhà khung thép tiền chế kết hợp với sàn bê tông nhẹ là một giải pháp mới trong xây dựng giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thi công

Mặc dù được sử dụng phổ biến trên thế giới, nhưng những năm gần đây, nhà khung thép tiền chế mới trở nên thông dụng tại Việt Nam. Loại hình nhà này chủ yếu được ứng dụng trong các công trình nhà kho, nhà xưởng, siêu thị, nhà trưng bày, công trình thương mại…

Trong bối cảnh giá các mặt hàng vật liệu xây dựng tăng phi mã hiện nay, nhà khung thép tiền chế kết hợp với bê tông nhẹ đang dần trở thành xu hướng trong các công trình nhà ở, dân dụng, đem đến sự tiện lợi, nhanh gọn, và chất lượng.

Xu hướng xây nhà thép tiền chế

Hiện nay, xu hướng xây dựng nhà khung thép tiền chế gồm 3 kết cấu chính là:

- Nhà khung thép, xây tường gạch và đổ trần bê tông cốt thép;

- Nhà khung thép, xây tường gạch kết hợp sàn bằng tấm bê tông siêu nhẹ, không đổ bê tông;

- Nhà khung thép, tường và sàn bằng tấm bê tông siêu nhẹ.

Trong bối cảnh giá vật liệu xây dựng tăng cao và ngày càng có nhiều loại vật liệu mới, việc có nên xây nhà thép tiền chế để ở đang được nhiều người quan tâm

Trong đó, nhà khung thép tiền chế kết hợp với tấm bê tông nhẹ đang được sử dụng phổ biến để thay thế cho kiểu xây dựng cốt thép bê tông truyền thống.

Trong quá trình thi công nhà tiền chế, bên cạnh vật liệu chính là thép hình, các loại vật liệu như tấm bê tông nhẹ, gạch bọt khí, tấm panel cũng được sử dụng phổ biến.

Cụ thể, tấm panel bê tông khí chưng áp hay còn gọi tấm bê tông nhẹ ALC, đây là loại vật liệu không nung, được sản xuất theo dây chuyền hiện đại chưng áp nhiệt độ cao, công nghệ tạo lỗ khí tăng độ kết dính, chịu lực và rắn chắc, giảm thiểu ô trường.

Thông thường, tấm bê tông nhẹ dùng trong kết cấu nhà tiền chế để làm tường vách, sàn bê tông hay trần mái được sản xuất có hình dạng chữ nhật với chiều dài giới hạn từ 120 đến 480cm, tùy thuộc khẩu độ lắp ghép. Chiều rộng là 60cm, chiều dày của tấm bê tông gồm các kích thước: 7,5cm, 10cm, 15cm và 20cm.

Tấm panel bê tông nhẹ có ưu điểm nổi bật là khả năng chống nóng, cách âm, cách nhiệt và chống cháy. Vật liệu này còn có thêm cốt thép và lớp bảo vệ chống ăn mòn lõi thép với khả năng chịu va đập rất tốt, khả năng chịu uốn lớn và kỹ thuật xây dựng mang tính công nghiệp cao.

Có nên xây nhà thép tiền chế để ở hay không?

Trên thị trường ngày càng có nhiều loại vật liệu xây dựng được sản xuất, các sản phẩm mang tính tiện ích cao, dễ dàng sử dụng tất yếu sẽ nhanh chóng trở thành xu hướng.

Nhà tiền chế thường được ứng dụng trong các công trình nhà kho, nhà xưởng, siêu thị, nhà trưng bày, công trình thương mại…

So với các ngôi nhà thiết kế cốt thép bê tông truyền thống, sự tiện lợi của nhà lắp ghép là thi công nhanh, tiết kiệm được chi phí về mặt vật liệu và nhân công. Tuy nhiên, xét về mặt công năng và tiện ích thì loại hình này không thua kém xây dựng truyền thống.

Cụ thể, với đặc điểm của nhà tiền chế là hệ thống và cấu tạo sử dụng các mối liên kết để kết nối các bộ phận với nhau nên việc lắp đặt cũng như xây dựng khung thép khá đơn giản, nhanh chóng.

Ngoài ra, kết cấu nhà khung thép nhẹ nên phù hợp với những nơi có địa hình thấp và yếu, dễ dàng xây dựng và sử dụng. Đặc biệt, tất cả các vật liệu, cấu kiện của ngôi nhà sẽ được cắt, chế tạo sẵn nên bạn hoàn toàn có thể di chuyển một cách dễ dàng đến nơi cần sử dụng.

Nhà thép tiền chế kết hợp với tấm bê tông nhẹ đang được sử dụng phổ biến để thay thế cho kiểu xây dựng cốt thép bê tông truyền thống

Với nhà lắp ghép vật liệu nhẹ, gia chủ có thể tiết kiệm đến 30% chi phí xây dựng so với nhà truyền thống. Đồng thời với độ bền tương đối, vật liệu dễ tìm kiếm, chủ nhà cũng sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí bảo hành, tân trang lại ngôi nhà.

Bên cạnh đó, tính đa dạng trong thi công, có thể thiết kế theo nhiều phong cách và trường phái kiến trúc khác nhau nhờ tính linh hoạt và đa dạng của vật liệu.

Thân thiện với môi trường là một điểm cộng cho kiểu thiết kế nhà tiền chế khi các cấu kiện, vật liệu của loại hình nhà ở nhà đều được tận dụng, tái chế và lắp ghép lại. Nhờ vậy, loại hình này giảm thiểu đáng kể lượng rác thải xây dựng.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm về chi phí và thời gian thi công, nhà thép tiền chế kết hợp sàn bê tông nhẹ vẫn có một số điểm hạn chế như dễ bị ăn mòn và khả năng chịu lửa kém.

Cụ thể, tại những nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nếu không lựa chọn kỹ lưỡng chất lượng thép sẽ dẫn đến tình trạng thép gỉ, dễ bị bào mòn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tổng thể công trình. Ngoài ra, khả năng chịu lửa thấp cũng là trở ngại lớn, hạn chế ứng dụng của kết cấu thép tiền chế trong các công trình nhà ở dân dụng hiện nay.

Có thể thấy, ngoài những ưu điểm vượt trội, nhà thép tiền chế cũng có một số nhược điểm cần cân nhắc. Do đó, tùy vào sở thích, nhu cầu, cũng như kinh phí của gia chủ để lựa chọn phương án xây dựng phù hợp nhất.

Thiên An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.