Trong phiên họp chiều ngày 24/8 về bản dự thảo Quy hoạch phát triển hệ thống và sản xuất phân phối sản xuất thép Việt Nam đến 2020, phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh quy hoạch ngành thép cần thay đổi về chất. Để thực hiện được điều đó cần thay thế công nghệ, thiết bị lạc hậu bằng công nghệ hiện đại.

Rà soát các dự án ngành thép

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Theo báo cáo về thực trạng hệ thống sản xuất và phân phối mặt hàng thép, hiện nay cả nước có 462 doanh nghiệp sản xuất, với năng lực sản xuất trung bình mỗi năm 28,5 triệu tấn: 2,13 triệu gang, 7,54 triệu tấn phôi thép, 2,188 triệu tấn thép ống, 10,875 triệu tấn thép dài…Tuy nhiên, lượng sản xuất thực tế đạt được khoảng 7,9 triệu tấn vào năm 2010, bình quân tăng khoảng 16,78% trong 5 năm qua.

Một điều nghịch lý là trong khi thừa công suất nhưng hằng năm các doanh nghiệp vẫn phải nhập phôi thép, thép phế liệu và cả thép thành phẩm các loại khoảng 6,78 triệu tấn.

Theo đánh giá chung, sản xuất và phân phối mặt hàng thép thời gian qua còn nhiều hạn chế: Các dự án đều sản xuất quy mô nhỏ, trình độ công nghệ, thiết bị lạc hậu, năng suất thấp, chủng loại, cơ cấu sản phẩm còn đơn điệu, thiếu sản phẩm dẹt, thép hình cỡ lớn, thép chế tạo, thép chất lượng cao,…

Trước thực trạng đó, các ý kiến đánh giá về bản dự thảo Quy hoạch do Bộ Công Thương trình đều thống nhất cần rà soát lại và phát triển ngành thép Việt Nam theo hướng đáp ứng đủ và kịp thời về số lượng và chủng loại các sản phẩm thép cho nền kinh tế, đảm bảo bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu thép, cân đối đầu tư vào các sản phẩm, từng bước xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ.

Tường Vy
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland