Bất động sản Singapore có sức hút lớn trong mắt nhiều nhà đầu tư quốc tế
Ông Karsten Kallevig, người phụ trách các khoản đầu tư bất động sản của quỹ này cho biết, sau khi khảo sát tình hình địa ốc tại châu Á để tìm kiếm các cơ hội đầu tư, Quỹ đã chọn Singapore và Tokyo (Nhật Bản) để rót tiền.
"Tokyo được cho là một trong những thị trường lớn nhất trên thế giới về bất động sản", Kallevig chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn. “Quỹ chưa có một định hướng chủ định nào, nhưng chúng tôi có thể đầu tư rất nhiều ở châu Á", ông cho biết thêm.
Mục tiêu đầu tư của Quỹ hưu trí toàn cầu đầu tư lớn nhất của Na Uy là các thị trường đã tăng trưởng, với khoảng 10 - 15 thành phố trên toàn cầu. Quỹ đã từng đầu tư vào bất động sản tại New York, Paris, London và Berlin, cũng như nhiều thành phố phát triển khác. Năm ngoái, quỹ này dành khoảng 18 tỷ USD đầu tư vào bất động sản, tương đương 2,2% tổng số vốn đầu tư và trong năm nay, Quỹ dự kiến sẽ tăng số tiền đầu tư cho lĩnh vực này lên đến 5%.
Nói về việc lựa chọn Singapore và Tokyo cho chiến dịch “Nam tiến” lần này, Kallevig cho biết: "Khi chúng tôi nói đến Singapore và Tokyo, có nghĩa là chúng tôi đang nhắm đến những phân khúc có tiềm năng tốt hơn để đầu tư. Tôi cho rằng, thị trường bất động sản thương mại, văn phòng có thể sẽ là mục tiêu chính. Các trung tâm mua sắm tại Tokyo hoặc Singapore có khả năng đã chững lại trong khoảng thời gian này”.
Kể từ khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lên nắm quyền vào năm 2012, ông đã cam kết sẽ phục hồi nền kinh tế lớn thứ ba thế giới với chính sách Abenomic và chính sách này đang phát huy hiệu quả. Thị trường bất động sản thương mại của Nhật Bản đang có dấu hiệu phục hồi và phân khúc này tại Tokyo đang có rất nhiều cơ hội, theo nhà môi giới Miki Shoji Co.
Trong khi đó, Singapore - quốc gia có diện tích nhỏ hơn nhiều so với TP. New York (Mỹ) cũng đã và đang trở thành địa điểm hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư bất động sản. Thị trường địa ốc của đảo quốc này đã bùng nổ trong những năm gần đây và vẫn cho thấy sự hấp dẫn khi số người giàu ngày một nhiều, cùng làn sóng nhập cư ngày một gia tăng. Giá thuê văn phòng tại các trung tâm thương mại tại Singapore tăng 14% trong năm ngoái, mức tăng lớn nhất trong khu vực, trong bối cảnh nguồn cung hạn chế, theo môi giới Jones Lang LaSalle Inc.
Quỹ hưu trí toàn cầu Na Uy, có tổng số vốn lên tới 870 tỷ USD, được xây dựng từ nguồn thu từ dầu của Na Uy được phép mở rộng đầu tư sang lĩnh vực bất động sản từ năm 2010. Trước đó, quỹ này chỉ giới hạn các khoản đầu tư của mình vào cổ phiếu và trái phiếu. Năm 2014, mức tăng trưởng lợi nhuận từ các danh mục đầu tư bất động sản của quỹ là 10,4%, trong khi mức tăng trung bình của Quỹ chỉ là 7,6%, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2011. Điều này cảnh báo khả năng tăng trưởng lợi nhuận của Quỹ sẽ chậm lại trong bối cảnh mức lãi suất thấp, lợi tức trái phiếu chính phủ của các nước lớn cũng giảm do tăng trưởng kinh tế tại các nền kinh tế này đang có dấu hiệu chậm lại.
Ông Kallevig cho biết, cũng như những khối bất động sản đã mua trước đó tại Mỹ và châu Âu, Quỹ sẽ tìm thêm các đối tác để mở rộng tại châu Á. Các thương vụ tiếp theo đến khu vực này có thể sẽ được triển khai trong quý II năm nay.
“Nếu chúng tôi thực sự thành công tại Singapore và Tokyo, có lẽ chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư ra thành phố thứ 3, thứ 4 và nhiều thành phố khác nữa”, ông chia sẻ thêm.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.