Nhiều khu đô thị với diện tích hàng chục ha nhưng quỹ đất nhà ở xã hội đã biến mất bất thường. Ảnh: S.T
Theo quy định tại Nghị định số 100/2015, ngày 20/10/2015 của Chính phủ, chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị tại các đô thị từ loại 3 trở lên và khu vực quy hoạch là đô thị từ loại 3 trở lên phải dành 20% tổng diện tích đất ở đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, quỹ đất này đang bị "phù phép" biến mất khỏi các dự án ở khắp các tỉnh, thành.
Hàng triệu mét vuông NOXH biến mất
Theo UBND TP Hà Nội, căn cứ vào diện tích chiếm dụng mà các dự án nhà ở thương mại được cấp phép trên địa bàn thành phố từ 2016 tới nay, diện tích đất dành cho nhà ở xã hội đã "bốc hơi" gần 2,3 triệu mét vuông.
Đơn cử tại dự án Park City (quận Hà Đông) với quy mô lên tới 77 ha nhưng lại được "miễn" quỹ đất 20%. Thậm chí chủ đầu tư của Park City còn giải thích rằng trước đây, Hà Tây không có nhu cầu phát triển quỹ nhà ở xã hội nên dự án không phải chịu quỹ đất này.
Tại dự án Golden Land tọa lạc tại số 275 Nguyễn Trãi cũng xảy ra trường hợp "bốc hơi" nhà ở xã hội tương tự. Được trao quyết định đầu tư từ năm 2009, tuy nhiên ô đất diện tích 3.557m2 (ô đất ký hiệu NO2) thuộc quỹ đất 20% xây NƠXH nhưng đến nay vẫn chỉ là sân bóng cho thuê trục lợi.
Hay tại Phan Thiết, với dự án KĐT biển Phan Thiết có tổng diện tích hơn 62 ha, tuy nhiên quỹ đất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội đã được tỉnh Bình Thuận cho phép chủ đầu tư thay bằng việc nộp tiền để thực hiện quỹ nhà ở xã hội chỉ với giá 2,57 triệu đồng/m2. Việc này đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra rằng không phù hợp và thất thoát hơn 34 tỷ đồng...
Ngân sách thất thu
Theo ông Nguyễn Trần Nam - Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, hiện nay ở một số địa phương đã không phê duyệt quy hoạch dành 20% diện tích để xây nhà ở xã hội tại các dự án, hay có phê duyệt nhưng phê duyệt ở các góc khuất, khó đền bù giải phóng mặt bằng, bãi tha ma… tại đó các doanh nghiệp làm nhà ở thương mại trước, còn phần làm nhà ở xã hội thì lờ đi không làm. Thậm chí để doanh nghiệp nộp tiền thay bằng quỹ đất, tuy nhiên giá rất rẻ làm thất thoát ngân sách.
Trao đổi với DĐDN, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho rằng, một trong những nguyên nhân gây thất thoát quỹ đất trên là bởi các kẽ hở trong Điều 5, Nghị định 100/2015. Theo đó, các dự án dưới 10ha, chủ đầu tư có thể thực hiện trách nhiệm dành 20% quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội theo phương thức “nộp bằng tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% theo giá đất mà chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Điều này đồng nghĩa với việc chủ đầu tư chỉ cần nộp 100% tiền sử dụng đất trên toàn bộ đất dự án thì không phải nộp thêm đồng nào vào ngân sách nhà nước.
-
Đề xuất nhà ở xã hội giá 15 triệu đồng/m2: Liệu có khả thi?
Theo các chuyên gia bất động sản, 15 triệu đồng/m2 là mức giá tối thiểu cho nhà ở xã hội và khó lòng giảm sâu hơn nữa.
-
5 dự án cao tốc nào sẽ được bổ sung 31.000 tỉ đồng vốn ngân sách?
Phó Thủ tướng Chính phủ ký quyết định bổ sung 31.000 tỉ đồng vào dự toán chi đầu tư phát triển vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương năm 2022 cho Bộ Giao thông vận tải để bố trí vốn cho 5 dự án cao tốc lớn sau khi Quốc hội cho phép chuyển hình th...
-
6 giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương coi giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm trong 4 tháng cuối năm 2022; chuẩn bị sớm tất cả các điều kiện để khởi công các dự án ngay từ đầu năm 2023....
-
Đầu tư 5.400 tỉ đồng cho 6 dự án đường sắt giai đoạn 2021 – 2025
6 dự án đang được Bộ Giao thông vận tải quan tâm triển khai trong giai đoạn 2021-2025 bao gồm: Nâng cấp đoạn Hà Nội - Vinh, Vinh - Nha Trang, Nha Trang - Sài Gòn, đường sắt khu vực đèo Khe Nét; các ga trên các tuyến đường sắt phía Bắc; cầu đường sắt ...