Hình minh họa
Thủ tướng Chính Phủ mới đây đã có văn bản phản hồi chất vấn của đại biểu Quốc hội về thực trạng việc giải ngân vốn đầu tư công còn chậm so với kế hoạch được giao.
Thủ tướng Chính phủ nêu rõ việc giải ngân chậm do nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, nhất là các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện.
“Nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 rất nặng nề, thời gian giải ngân chỉ còn gần 4 tháng. Do đó yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương coi giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng cuối năm 2022; chuẩn bị sớm tất cả các điều kiện để khởi công, thực hiện các dự án ngay từ đầu năm 2023”, ý kiến của Thủ tướng.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung 6 giải pháp trọng tâm sau:
Thứ nhất, tăng cường, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
Thứ hai, yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải bám sát các mục tiêu, căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu, trình tự lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm quy định tại Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội.
Thứ ba, tập trung làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, nâng cao tính sẵn sàng và tính khả thi, khả năng triển khai thực hiện dự án; lựa chọn dự án đủ thủ tục đầu tư, đáp ứng điều kiện bố trí vốn theo quy định.
Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lập kế hoạch từ khâu lập, thẩm định, phân bổ, thông báo kế hoạch cho từng chương trình, dự án.
Thứ năm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công, xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định.
Thứ sáu, thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ thực hiện công tác lập kế hoạch để nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ này về vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác lập kế hoạch cũng như cập nhật các chính sách, chế độ, phương pháp lập kế hoạch mới.
Ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước từ đầu năm đến ngày 30 tháng 9 năm 2022 đạt 46,70% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 đạt 47,38%), tuy nhiên số tuyệt đối giải ngân năm 2022 cao hơn cùng kỳ năm 2021 là 34.597 tỉ đồng, tăng khoảng 16%.
Trong đó có 02 bộ, cơ quan trung ương và 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 70% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, 14 bộ, cơ quan trung ương và 01 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 20% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
-
Giải ngân 4.000 tỉ đồng/tháng để đưa các dự án trọng điểm về đích năm 2022
Bộ GTVT chỉ đạo tăng tốc độ giải ngân để kịp thời hoàn thành các dự án trọng điểm: cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ Vành đai 3 TPHCM đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch; kết nối Tây Nguyên; kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía bắc; tuyến tránh QL1A qua Cà Mau; tuyến kết nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình...
-
Phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2025 phải cao hơn ít nhất 10% so với năm 2024
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan, địa phương phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2025 cao hơn ít nhất 10% so với năm 2024; triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển và an sinh xã hội....
-
5 dự án cao tốc nào sẽ được bổ sung 31.000 tỉ đồng vốn ngân sách?
Phó Thủ tướng Chính phủ ký quyết định bổ sung 31.000 tỉ đồng vào dự toán chi đầu tư phát triển vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương năm 2022 cho Bộ Giao thông vận tải để bố trí vốn cho 5 dự án cao tốc lớn sau khi Quốc hội cho phép chuyển hình th...
-
Đầu tư 5.400 tỉ đồng cho 6 dự án đường sắt giai đoạn 2021 – 2025
6 dự án đang được Bộ Giao thông vận tải quan tâm triển khai trong giai đoạn 2021-2025 bao gồm: Nâng cấp đoạn Hà Nội - Vinh, Vinh - Nha Trang, Nha Trang - Sài Gòn, đường sắt khu vực đèo Khe Nét; các ga trên các tuyến đường sắt phía Bắc; cầu đường sắt ...