Hình minh họa
Tổng vốn đầu tư của 5 dự án trên khoảng hơn 240.000 tỉ đồng sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025.
Cụ thể, dự án đường Vành đai 4 vùng thủ đô đi qua các địa phương Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh với chiều dài 113km, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 86.000 tỉ đồng.
Dự án Vành đai 3 TP.HCM đi qua 4 địa phương gồm TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai với chiều dài hơn 76km, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 75.000 tỉ đồng.
Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có tổng chiều dài hơn 53 km, trong đó đoạn qua TP.Biên Hòa và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (34,2 km); TX.Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (19,5 km). Quy mô giai đoạn 1 dự kiến gồm 4 – 6 làn xe, vận tốc 100km/giờ.
Tổng vốn đầu tư của giai đoạn 1 là 17.837 tỉ đồng theo hình thức đầu tư công. Dự kiến, trong năm 2022 dự án hoàn tất thủ tục đầu tư, năm 2023 khởi công và hoàn thành cơ bản trong năm 2025.
Tuyến cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột sẽ có chiều dài 117,5km sẽ được xây dựng quy mô là 4 làn xe. Trong giai đoạn phân kỳ, dự án sẽ đầu tư quy mô cao tốc 4 làn xe hạn chế, chiều rộng nền đường 17m, hoàn thiện quy mô 4 làn xe tại thời điểm thích hợp; riêng hầm xây dựng 2 ống riêng biệt, trước mắt hoàn thiện để khai thác 1 ống, ống còn lại hoàn thiện tại thời điểm đầu tư hoàn chỉnh 4 làn theo quy hoạch.
Tổng vốn đầu tư sơ bộ của tuyến cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột dự kiến khoảng 21.935 tỉ đồng.
Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có điểm đầu kết nối Quốc lộ 91 tại khoảng Km123+757 thuộc xã Vĩnh Tế, Tp. Châu Đốc, tỉnh An Giang; điểm cuối đoạn tuyến tại xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
Tổng chiều dài đoạn tuyến thuộc Dự án là 188,2 km, trong đó đoạn tuyến qua địa phận tỉnh An Giang 56,74 km; thành phố Cần Thơ 37,72 km; tỉnh Hậu Giang 37,02km và tỉnh Sóc Trăng 56,67 km.
Tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng được quy hoạch với quy mô 6 làn xe cao tốc hoàn chỉnh, mặt cắt ngang 32,25 m (6 làn xe cơ giới mỗi làn rộng 3,75 m, chiều rộng dải phân cách giữa và dải an toàn trong 2,25 m, chiều rộng dải dừng xe khẩn cấp 6 m và chiều rộng lề đất 1,5 m). Tuy nhiên, trong giai đoạn 1, Dự án sẽ xây dựng theo quy mô cao tốc 4 làn xe hạn chế, chiều rộng nền đường 17 m, vận tốc thiết kế 80 km/h.
Tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn 1 khoảng 44.306 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường, tái định cư là 8.487 tỉ đồng; chi phí xây dựng là 27.534 tỉ đồng.
-
Sẽ có thêm hàng nghìn hecta “đất vàng, đất bạc” dọc Vành đai 3 TP.HCM, Vành đai 4 Hà Nội
Dự án Vành đai 3 TP.HCM và Vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội khi triển khai sẽ giúp giảm tải áp lực giao thông, mở ra không gian phát triển đô thị, liên kết vùng. Sẽ có thêm hàng ngàn hecta “đất vàng, đất bạc” dọc hai tuyến vành đai này cần được khai thác hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí.








-
Dự kiến thu phí từ quý II/2025, cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ có mức phí bao nhiêu?
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có đề xuất chính thức gửi Bộ Xây dựng về việc thu phí tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành nhằm hoàn vốn đầu tư cho dự án có tổng mức đầu tư hơn 31.300 tỷ đồng....
-
Trên đại công trường cao tốc Bắc - Nam qua Quảng Trị dịp nghỉ lễ
Để đảm bảo tiến độ đề ra, các nhà thầu của dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ qua tỉnh Quảng Trị huy động phương tiện, nhân lực thi công "3 ca, 4 kíp" xuyên nghỉ lễ.
-
“Cú hích” từ các dự án hạ tầng giao thông vùng Đông Nam bộ
Giai đoạn 2020-2025 được cho là nhiệm kỳ bứt phá về phát triển hạ tầng giao thông ở khu vực Đông Nam bộ khi loạt dự án lớn về hạ tầng giao thông kết nối vùng được triển khai. Việc này đang mở ra “cú hích” cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả vùn...