Dự án cụm trang trại điện gió B&T (gồm trang trại điện gió BT1 và trang trại điện gió BT2) do Công ty cổ phần Điện gió B&T đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 7.000 tỷ đồng.
Nghi thức khởi công dự án. Ảnh: Quangbinh.gov
Đây là công trình điện gió trên đất liền lớn nhất Việt Nam đến thời điểm hiện tại
Trong đó, trang điện gió BT1 thuộc địa bàn huyện Quảng Ninh, công suất 109,2 MW (với 26 turbine) có vốn đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng; trang trại điện gió BT2 thuộc địa bàn huyện Lệ Thủy, công suất 100,8 MW (với 24 turbine) có vốn đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng.
Dự án chia làm 3 gói thầu chính, gồm gói thầu cung cấp, vận chuyển, lắp đặt và vận hành 50 turbine trong vòng 20 năm do nhà thầu VESTAS (Đan Mạch) thực hiện; gói thầu xây dựng văn phòng điều hành, trụ móng turbine, đường nội bộ và đường dây trung thế 33 kV do Công ty cổ phần FECON Việt Nam thực hiện và gói thầu xây dựng 2 trạm biến áp và đường dây 220 kV do nhà thầu Công ty TNHH Công nghệ Việt của Việt Nam thực hiện.
Dự kiến dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng trong quý 3 và quý 4/2021.
Theo tính toán, trong năm đầu xây dựng nhà máy, Dự án sẽ đóng góp cho ngân sách địa phương hàng trăm tỷ đồng tiền thuế từ VAT, nhập khẩu thiết bị... Một năm sau, khi Cụm trang trại điện gió chính thức vận hành, hòa lưới điện quốc gia, với doanh thu dự kiến 1.000 tỷ đồng, hàng năm công ty sẽ nộp thuế VAT cho tỉnh Quảng Bình khoảng hơn 100 tỷ đồng.
-
Quảng Bình: Nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu đầu tư 2 dự án điện gió nghìn tỷ
Sở KH&ĐT Quảng Bình cho hay, UBND tỉnh Quảng Bình vừa có buổi làm việc với Công ty UPC Renewables Asia I Limitid (UPC) để nghe báo cáo đầu tư về Dự án Nhà máy Điện gió UPC - Lệ Thủy và Dự án Nhà máy Điện gió UPC - Quảng Bình trên địa bàn huyện Lệ Thủy.