Doanh nghiệp nhiều lần đề xuất
Thời gian qua, Chính phủ đã quyết liệt triển khai đầu tư dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Giai đoạn 1 của dự án (2017 - 2025), đã thực hiện phân kỳ đầu tư khoảng 1.375km với quy mô từ 2 - 4 làn xe. Song thực tế cho thấy, vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập. Việc tiếp tục đầu tư mở rộng các đoạn tuyến cao tốc đã phân kỳ để đáp ứng tiêu chuẩn cao tốc hoàn chỉnh, đồng bộ là một nhiệm vụ không thể trì hoãn.
Ngày 20/3/2025, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 727/BXD-KHTC báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc nghiên cứu mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo quy mô cao tốc hoàn chỉnh. Theo đó, Bộ Xây dựng đề xuất đầu tư khoảng 1.144km, sơ bộ TMĐT khoảng 152.135 tỷ đồng, dự kiến đầu tư theo hình thức đầu tư công.
Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo thuộc cao tốc Bắc - Nam. Ảnh: HHV
Ngày 21/5, Tập đoàn Đèo Cả đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề xuất chủ trì nghiên cứu đầu tư mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017–2020 theo phương thức đối tác công – tư (PPP). Đèo Cả cũng kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp cùng Bộ Tài chính làm việc với doanh nghiệp để xem xét phương án đầu tư kết hợp giữa vốn công và PPP trong quá trình mở rộng tuyến cao tốc. Đồng thời, đề xuất được chỉ định làm nhà đầu tư, căn cứ theo nội dung Nghị quyết 68-NQ/TW, quy định Luật PPP và Luật Đường bộ.
Đến ngày 26/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo, giao Bộ Xây dựng nghiên cứu đề xuất này và làm việc với Tập đoàn Đèo Cả để tổng hợp các kịch bản, phương án mở rộng các tuyến cao tốc tại văn bản số 4636/VPCP-CN. Một ngày sau, tại Thông báo kết luận số 266/TB-VPCP ngày 27/5/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có chỉ đạo phương án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 sẽ triển khai bằng hình thức PPP và giao cho Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) chủ trì, phối hợp với các cơ quan của BXD nghiên cứu đề xuất phương án đầu tư. Sự thay đổi nhanh chóng trong chỉ đạo này đã gây ra không ít khó khăn cho các bên liên quan, ít nhiều làm dấy lên những lo ngại nhất định về tính nhất quán trong phương án nghiên cứu, thực hiện.
Ngày 30/5/2025, Bộ Xây dựng đã tổ chức cuộc họp với các doanh nghiệp, hiệp hội, Vụ Kế hoạch - Tài chính, các Cục và Ban Quản lý dự án 6 để thảo luận về việc nghiên cứu đầu tư mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo phương thức PPP. Tại cuộc họp, chỉ có hai doanh nghiệp là Tập đoàn Đèo Cả báo cáo phương án đề xuất đầu tư mở rộng toàn bộ đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông và Tập đoàn Sơn Hải đề nghị tham gia đoạn Nha Trang - Hoài Nhơn. Chủ trì cuộc họp, Thứ trưởng BXD Bùi Xuân Dũng đã giao Vụ Kế hoạch - Tài chính tổng hợp báo cáo trình Bộ trưởng BXD Trần Hồng Minh trình Thủ tướng xem xét.
Đề xuất từ Tập đoàn Đèo Cả với mục tiêu giảm thiểu nguồn vốn NSNN bỏ ra, hợp lực các Doanh nghiệp trong nước có năng lực tài chính, năng lực thi công, tận dụng máy móc, thiết bị và con người sẵn có, đã và đang thi công ở giai đoạn 1 tiếp tục triển khai giai đoạn 2, con người và hệ thống quản lý giao thông thông minh - quản lý thu phí ITS, ETC được các doanh nghiệp thu phí tại dự án mình đầu tư tận dụng triệt để.
Theo tài liệu đính kèm Giấy mời họp số 489/GM-BXD ngày 29/5/2025 của Bộ Xây dựng, Vụ Kế hoạch – Tài chính đã đưa ra dự thảo phương án đầu tư mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông theo phương thức PPP. Song, qua nghiên cứu, đánh giá, phương án này còn tồn tại nhiều bất cập, khiến tính khả thi cũng như hiệu quả bị đặt dấu hỏi.
Cụ thể, theo phương án này, Vụ Kế hoạch – Tài chính yêu cầu chia dự án thành 3 dự án thành phần với tổng mức đầu tư lần lượt là 25.000 tỷ đồng, 45.000 tỷ đồng và 56.000 tỷ đồng. Đồng thời yêu cầu vốn chủ sở hữu tối thiểu (tỷ lệ 15% vốn) phải đáp ứng từ 1.400 tỷ đồng đến 8.500 tỷ đồng. Với những yêu cầu này, không nhiều doanh nghiệp có thể đáp ứng được. Đồng nghĩa số lượng doanh nghiệp có thể tham gia vào dự án đã bị hạn chế ít nhiều, phần nào đó làm giảm đi tính cạnh tranh cũng như thu hẹp khả năng lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện theo phương thức PPP.
Mặt khác, phương án này yêu cầu thu xếp tín dụng cho các dự án lần lượt là 13.000 tỷ đồng, 36.000 tỷ đồng và 45.000 tỷ đồng, trong khi hạn mức tín dụng của 4 ngân hàng lớn nhất hiện nay chỉ dao động từ 20.000 tỷ đồng đến 28.000 tỷ đồng. Điều này buộc các nhà đầu tư phải hợp vốn từ nhiều ngân hàng, nhưng thực tế cho thấy việc hợp vốn thường gây chậm tiến độ do các vướng mắc liên quan đến hợp đồng tín dụng.
Nhìn lại hơn 60 dự án PPP đã triển khai đến nay, cũng chỉ có 2 dự án hợp vốn và đều bị cản trở tiến độ để xử lý vướng mắc liên quan tới hợp đồng tín dụng hợp vốn, thời gian thẩm định kéo dài. Dễ thấy, với những yêu cầu đặt ra vượt quá khả năng thực tế như vậy, phương án mà Vụ Kế hoạch – Tài chính dự thảo liệu có khả thi để được triển khai hiệu quả? Liệu còn có phương án PPP nào mà Bộ Xây dựng sẽ đặt ra, phức tạp hơn để khép lại và loại bỏ khả năng đầu tư Doanh nghiệp tư nhân không?
Nhìn từ đề xuất của doanh nghiệp
Trong văn bản đề xuất, Tập đoàn Đèo Cả sẽ tự lập đề xuất dự án PPP và Nhà đầu tư sẽ đảm nhận vai trò tổ chức thu phí hoàn vốn cho nhà nước, đề xuất này phù hợp với đề án thu phí của Cục Đường Bộ - Bộ Xây dựng đã xây dựng, với các đoạn tuyến có lưu lượng doanh thu tốt được phân tách để đảm bảo thời gian hoàn vốn đầu tư dưới 20 năm.
Đèo cả đề xuất mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía đông theo hình thức PPP. Ảnh: HHV
Với các đoạn tuyến còn lại của dự án, Tập đoàn Đèo Cả đề xuất hợp tác với các doanh nghiệp khác, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, để cùng nghiên cứu và đầu tư theo hình thức PPP. Các nhà thầu nào thi công đảm bảo tiến độ và chất lượng ở giai đoạn 1 sẽ được ưu tiên lựa chọn thực hiện giai đoạn 2.
Nhà đầu tư vừa tổ chức thu phí vừa tổ chức thi công mở rộng cao tốc để đảm bảo an toàn giao, tạo sự đồng bộ trong quá trình thực hiện và gắn trách nhiệm bảo hành công trình cho cả 2 giai đoạn.
Phương án này mang lại nhiều ưu điểm nổi bật. Thứ nhất, việc thu phí ngay từ giai đoạn 1 giúp hoàn vốn nhanh chóng cho ngân sách nhà nước, giảm áp lực tài chính lên nguồn vốn công.
Thứ hai, giao doanh nghiệp vừa lập đề xuất dự án PPP vừa tổ chức thu phí sẽ đảm bảo hiệu quả trong quản lý, khai thác và triển khai thi công giai đoạn 2 một cách nhanh chóng.
Thứ ba, việc áp dụng PPP kết hợp thu phí hợp lý sẽ giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước và giảm thiểu triệt để các tiêu cực, lãnh phí từng xảy ra trong các dự án trước đây.
Xem xét kỹ hơn, với phương án của Đèo Cả, 2 dự án PPP do doanh nghiệp đầu tư, đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ tháng 4/2024 là cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo (Tập đoàn Đèo Cả) và cao tốc Nha Trang – Cam Lâm (Tập đoàn Sơn Hải) có thể thực hiện ngay việc nhanh chóng mở rộng kết nối bổ sung (từ Cam Lâm tới Dầu Giây và từ Nha Trang đến Hoài Nhơn).
Nếu Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh Dự án mở rộng và doanh nghiệp dự án ký phụ lục điều chỉnh hợp đồng là có thể thu phí và thi công. Cách thực hiện này phù hợp với quy định của Luật PPP, Luật đường bộ hiện hành, đồng thời đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thành phần.
Đối với việc bán quyền thu phí để thu hồi vốn đầu tư ở giai đoạn 1, theo Tập đoàn Đèo Cả, cần có thời gian triển khai thu phí cao tốc để kiểm đếm doanh thu thực tế, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cả Nhà nước và tư nhân, hạn chế thất thoát hay tranh chấp kinh tế khi doanh thu tăng giảm thất thường.
Đèo Cả cũng đề xuất Bộ Xây dựng cần thực hiện thu phí theo đề án đã phê duyệt trong thời gian không quá 3 năm để đảm bảo khi hoàn thành thi công mở rộng giai đoạn 2 thì bàn giao ngay cho Nhà đầu tư tiếp tục thu phí hoàn vốn cho Dự án mở rộng.
Với những ưu điểm nêu trên về phương án tài chính, tiến độ, chất lượng và hiệu quả triển khai, cần nghiêm túc xem xét, đánh giá kỹ lưỡng các đề xuất của doanh nghiệp. Nếu chậm triển khai dự án sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người dân mà doanh nghiệp cũng “nản lòng” khi đã nhiều lần đề xuất mà không được phản hồi chấp thuận, “quả bóng” trách nhiệm bị đẩy qua lại, trái ngược với tinh thần của Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị vừa ban hành về phát triển kinh tế tư nhân.
-
Hoàn thiện phương án đầu tư mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 266/TB-VPCP ngày 27/5/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về nghiên cứu đầu tư mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo phương thức đối tác công tư.
-
Cao tốc Bắc - Nam phía Đông sắp thông xe thêm 108km
Ban Quản lý dự án 85 đang tập trung cao độ để thực hiện thông xe kỹ thuật 108km hai đoạn cao tốc Hoài Nhơn – Quy Nhơn và Quy Nhơn – Chí Thạnh vào ngày 19/8 như kế hoạch đề ra.
-
Đề xuất mở rộng cao tốc Bắc – Nam phía Đông lên 6 làn xe
Chiều 13/5, tại cuộc họp về tình hình triển khai nghiên cứu đầu tư mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017–2020 và 2021–2025, Bộ Xây dựng chính thức đề xuất nâng cấp các đoạn tuyến từ 4 làn xe hạn chế lên 6 làn xe hoàn chỉnh.






-
Đẩy nhanh đầu tư 3 hầm lớn trên cao tốc Bắc – Nam
Ba hầm lớn trên tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông là Thần Vũ, Cù Mông và Núi Vung sẽ được hoàn tất thủ tục đầu tư trong tháng 7/2025 và dự kiến khởi công trong năm nay.
-
Kế hoạch mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận
Tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dài 51km dự kiến được mở rộng lên 6 làn, nhưng vẫn duy trì xe chạy suốt thời gian thi công. Theo đó, phần mở rộng nằm bên trái tuyến, rào chắn thi công tách biệt, sau đó luân phiên chuyển dòng xe sang làn mới để t...
-
3 tuyến cao tốc nào tại khu vực phía Bắc sắp được triển khai đầu tư?
Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa chủ trì cuộc họp quan trọng về công tác chuẩn bị đầu tư cho 3 tuyến cao tốc trọng điểm: Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới, Thái Nguyên (Bắc Kạn) - Cao Bằng, và Thái Nguyên - Lạng Sơn. Các dự án này được kỳ vọng sẽ tạo ra sự tha...