Nhiều đoạn cao tốc Hoài Nhơn - Quy Nhơn đã thảm nhựa - Ảnh: Báo Xây dựng
Theo báo cáo của địa phương, đến nay công tác giải phóng mặt bằng của cả hai đoạn tuyến đã hoàn tất, tạo thuận lợi lớn cho thi công. Đây được đánh giá là một bước tiến quan trọng giúp đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án, đặc biệt trong bối cảnh các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm thường gặp nhiều khó khăn về mặt bằng.
Với đoạn Hoài Nhơn – Quy Nhơn, tổng giá trị sản lượng đã thực hiện đạt khoảng 5.500 tỷ đồng, tương đương 72% khối lượng hợp đồng. Trong khi đó, đoạn Quy Nhơn – Chí Thạnh cũng đã thi công đạt 7.536 tỷ đồng trên tổng vốn 10.178 tỷ đồng, đạt tiến độ theo kế hoạch. Các hạng mục kỹ thuật chính như đào nền đường, đắp nền K95, K98, cấp phối đá dăm và thảm nhựa mặt đường đều được đẩy nhanh thi công và giám sát chặt chẽ.
Ban Quản lý dự án 85 cho biết, đơn vị và các nhà thầu phải đạt giá trị xây dựng bổ sung khoảng 4.000 tỷ đồng, đồng nghĩa với khối lượng thi công mỗi ngày phải đạt trung bình 45 – 50 tỷ đồng. Dự kiến, 108km cao tốc sẽ được thông xe kỹ thuật trong dịp kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Dự án đường bộ cao tốc đoạn Hoài Nhơn – Quy Nhơn và Quy Nhơn – Chí Thạnh là hai thành phần quan trọng trong tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông, có vai trò chiến lược trong kết nối các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên và khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung. Khi hoàn thành và đưa vào khai thác, tuyến đường này không chỉ rút ngắn thời gian lưu thông, mà còn tăng cường vận chuyển hàng hóa, phát triển du lịch – dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cho cả vùng.
Hiện tại tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông đã đưa vào khai thác 1.206km. Với hơn 700km thuộc 12 dự án thành phần giai đoạn 2021-2025 và đoạn Hòa Liên - Túy Loan được đưa vào khai thác trong năm 2025 sẽ nối thông tuyến từ Chi Lăng (Lạng Sơn) đến TP Cà Mau vào cuối năm 2025.
Còn đoạn cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng (Lạng Sơn) dài gần 60km hiện đang được thi công với mục tiêu hoàn thành vào năm 2026. Đây là dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), do UBND tỉnh Lạng Sơn làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngày 3/1 vừa qua, Thủ tướng cũng đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để bổ sung cao tốc Cà Mau - Đất Mũi (dài 90km) vào quy hoạch. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải phối hợp UBND tỉnh Cà Mau hoàn thành các thủ tục đầu tư tuyến đường này; giao UBND tỉnh Cà Mau quản lý đầu tư dự án, phấn đấu khởi công trong năm 2025.
-
Đề xuất mở rộng cao tốc Bắc – Nam phía Đông lên 6 làn xe
Chiều 13/5, tại cuộc họp về tình hình triển khai nghiên cứu đầu tư mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017–2020 và 2021–2025, Bộ Xây dựng chính thức đề xuất nâng cấp các đoạn tuyến từ 4 làn xe hạn chế lên 6 làn xe hoàn chỉnh.
-
Sắp thông xe 33km đường cao tốc Bắc – Nam đoạn qua tỉnh Quảng Bình
Các công đoạn cuối cùng của dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông, đoạn qua tỉnh Quảng Bình, đang được đẩy nhanh tiến độ để đảm bảo thông xe tuyến chính vào ngày 30/6 tới.
-
Cao tốc Bắc – Nam sắp cán đích tại Hà Tĩnh, Quảng Bình
Cao tốc Bắc – Nam đoạn qua Hà Tĩnh, Quảng Bình đang tăng tốc thi công để có thể thông xe trước dịp lễ 30/4.








-
Đề xuất phương án thu phí 13 tuyến cao tốc hoàn thành trong năm 2025
Cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất Bộ Xây dựng cho phép thu phí thêm 13 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư có tiến độ hoàn thành trong năm 2025.
-
Sắp tới, người dân đi TP.HCM đến Đà Lạt chỉ mất 3 giờ đồng hồ khi tuyến cao tốc này hoàn thành
Dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương có tổng vốn đầu tư gần 18.000 tỷ đồng. Tuyến cao tốc này dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng cuối năm 2027, rút ngắn thời gian di chuyển TP.HCM - Đà Lạt từ 6 giờ còn 3 giờ....
-
Hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 18 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam
Để tránh đầu tư nhiều lần, Bộ Xây dựng đề xuất quy mô sau khi mở rộng các tuyến cao tốc này đạt 6 làn xe hoàn chỉnh theo quy hoạch với tổng mức đầu tư khoảng 152.102 tỷ đồng.