Ngày 8/12, tại phiên trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh khóa VIII, liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, ông Đặng Ngọc Anh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Phú Yên cho biết, về cấp phép khoáng sản phục vụ dự án Cao tốc Bắc - Nam, trong năm 2023, Sở TN&MT đã tiếp nhận 14 hồ sơ đăng ký khu vực công suất, phương pháp thiết bị.
Sở TN&MT đã tham mưu UBND tỉnh Phú Yên cấp 12 bản xác nhận gồm 5 mỏ đất, 5 mỏ cát và 2 bảng xác nhận khai thác trên tuyến; 2 hồ sơ con lại đang tiếp tục xem xét trình.
Đại biểu Phan Thị Hà Phước (bên trái) chất vấn Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Phú Yên liên quan đến vấn đề quản lý, cấp phép, khai thác khoáng sản
Đến nay, 7/12 điểm mỏ được UBND tỉnh Phú Yên cấp bảng xác nhận gồm 5 mỏ cát, 2 mỏ khai thác đất. Giám đốc Sở TN&MT Đặng Ngọc Anh khẳng định, tình hình này đảm bảo cung cấp khoáng sản đất, cát phục vụ cho cao tốc.
Tuy nhiên, ông Anh cho rằng các mỏ phục vụ cho cao tốc chỉ được áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép và không áp dụng áp dụng các bước khác.
Đối với các dự án, công trình khác và nhu cầu dân sinh, Sở TN&MT cho biết, trong năm 2023 đã tham mưu UBND tỉnh Phú Yên cấp 25 giấy phép thăm dò khoáng sản; 5 quyết định phê duyệt trữ lượng; 12 giấy phép khai thác, bảng khai thác xác nhận trong diện tích đồng thời xây dựng công trình.
Để ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển và tiêu thụ khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh, Sở TN&MT thời gian đến sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý đối với các trường hợp vi phạm.
“Đơn vị nào có hành vi vi phạm hoặc vi phạm nhiều lần, tái phạm sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm, kể cả đình chỉ, thu hồi, tước giấy phép theo quy định”, lãnh đạo Sở TN&MT tỉnh Phú Yên nhấn mạnh.
Đáng chú ý, Sở TN&MT cho biết đang xây dựng quy trình để rút gọn lại thủ tục cấp phép. Theo quy trình áp dụng lâu nay cho đến công đoạn cấp phép (chưa tính công đoạn thỏa thuận đất đưa vào khai thác), mốc thời gian là 350 ngày đến khi ra giấy phép.
Hiện nay, Sở TN&MT đã hoàn thiện quy trình còn 165 ngày, đã gửi lấy ý kiến của Sở Tư pháp. Sau khi có ý kiến của Sở Tư pháp, Sở sẽ lấy ý kiến tổng hợp tham mưu UBND tỉnh Phú Yên để rút gọn quy trình đến bước ra giấy phép.
Theo ông Đặng Ngọc Anh, đây là giải pháp căn bản nhất để đẩy mạnh hoạt động các mỏ sau trúng đấu giá.
Thời gian tới, Sở TN&MT sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan, tiếp tục tăng cường công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản để kịp thời phục vụ thi công các công trình dân sinh, công trình dự án trên địa bàn tỉnh.
Xem bảng giá VLXD tỉnh Phú Yên mới nhất 2023 TẠI ĐÂY
-
Thừa Thiên Huế phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác 7 mỏ đất làm vật liệu xây dựng
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành quyết định phê duyệt phương án đấu giá quyền khai thác 7 khu vực mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích hơn 176 ha.
-
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Kết luận thanh tra việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế cung cấp cho dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....