Bùng phát tin đồn
Tin đồn không phải
là chuyện mới với thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, trên thị trường
chứng khoán gần đây đang rộ lên các loại tin đồn với mục đích làm giá.
Chỉ riêng việc triển khai thực hiện Thông tư 13 của Ngân hàng Nhà nước
(sẽ có hiệu lực từ ngày 1-10 tới) đã có nhiều tin đồn gây xáo trộn thị
trường.
Chẳng hạn trong
phiên giao dịch ngày 10-9, đầu phiên, VN-Index trên sàn TPHCM chỉ giảm
nhẹ và sau đó gần như đi ngang. Nhưng gần cuối đợt giao dịch liên tục,
thị trường đã bất ngờ giảm rất mạnh khiến những nhà đầu tư lỡ đặt lệnh
mua trước đó không trở tay kịp. Khối lượng khớp lệnh liên tục tăng lên
và khi đóng cửa, hàng loạt mã giảm sàn với khối lượng dư bán khổng lồ.
Ngay sau đó, giới
đầu tư được biết nguyên nhân thị trường giảm mạnh là do tin đồn “Thông
tư 13 không được chỉnh sửa nhiều như kỳ vọng của nhà đầu tư và công bố
trước đó”...
Minh họa: Nguyễn Tài
Trước đó không lâu,
thị trường cũng đã có một phiên nháo nhào bởi tin đồn. Đó là phiên giao
dịch ngày 20-8. Trong phiên giao dịch này, gần suốt đợt 2 (đợt giao dịch
liên tục), thị trường vẫn lình xình về cả khối lượng lẫn điểm số.
Thế nhưng, bất ngờ
khi gần kết thúc đợt 2, lệnh mua ồ ạt được đổ vào thị trường với khối
lượng rất lớn, các cổ phiếu đặt bán trước đó chưa khớp thì lập tức được
“nuốt sạch”.
Nhà đầu tư nhỏ lẻ
ngơ ngác hỏi nhau không biết điều gì đang xảy ra. Đó cũng là lúc trên
nhiều sàn lan nhanh thông tin Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất cơ bản và
giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc... Nhiều nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm đua
nhau đặt lệnh gom mua. Kết quả là thị trường đã có một phiên bùng nổ về
khối lượng ở những phút cuối và đương nhiên một lượng rất lớn cổ phiếu
tương ứng đã thoát được khỏi thị trường ở mức giá cao...
Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Tin học ứng dụng: Nhiều đất cho tin đồn Bản
thân thị trường còn quá ít thông tin, đặc biệt là thiếu những kênh phân
tích thông tin chính thống, bài bản và tin cậy đã khiến cho nhà đầu tư
trở nên thiếu, đói thông tin. Tin đồn cứ thế xuất hiện, lan tỏa nhanh.
Hơn nữa, ngành chức năng còn quá nhẹ tay với những hình phạt khi phát
hiện thao túng. Ngoài ra, thị trường chứng khoán VN mặc dù đã hơn 10
tuổi nhưng vẫn còn non trẻ, lại phát triển quá nhanh trong một thời gian
ngắn gần đây nên chưa đủ “bản lĩnh” để đứng vững, vì vậy mà rất dễ bị
tác động bởi tin đồn. Có lẽ thị trường sẽ phải “sống chung” với tin đồn
đến khi nó hoàn thiện hơn; ít nhất là đến lúc nhà đầu tư chỉ còn quan
tâm đến thông tin của công ty nào thông báo sớm nhất. Ngoài
ra, bản thân thị trường VN cũng còn nhiều bất ổn (bất ổn từ chính sách,
từ rủi ro của doanh nghiệp...) Đã đến lúc cần có diễn đàn chung cho thị
trường chứng khoán. Tất cả thông tin được đưa lên một cách chính thức. P.Đình |
Tuy
nhiên, đây là loại tin đồn không khó kiểm định nên sau khi sàn TPHCM
đóng cửa, nhiều nhà đầu tư đã biết thông tin trên chỉ là “tin vịt”. Vào
thời điểm đó, thị trường lình xình kéo dài nên có ai đó đã lục lại thông
tin “giảm lãi suất cơ bản, giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc” được đăng tải
trên báo chí từ một năm trước rồi phát tán trên các diễn đàn chứng khoán
và từ đây lan nhanh ra các sàn giao dịch...
Ông
Mac Cana, Công ty Chứng khoán TPHCM, cho rằng nhà đầu tư không còn lạ
gì tin đồn trên thị trường chứng khoán VN. Tuy nhiên, nhiều trường hợp
tin đồn vẫn gây tác động mạnh một phần là do nhiều tin đồn trước đó bị
cơ quan chức năng bác bỏ nhưng thực tế sau đó lại đúng như vậy. Điều đó
làm cho nhà đầu tư mất niềm tin nên hễ cứ nghe đồn là tin theo.
Đội lái... tung hoành
Lâu nay, trước giờ
giao dịch, anh Phạm Đình Xuân, nhà ở quận Tân Bình - TPHCM, thường nhận
được thông tin từ bạn bè và công ty chứng khoán nơi anh mở tài khoản với
những “thông điệp” đại loại như: “Cổ phiếu K đang nằm trong tầm ngắm
của “đội lái” lớn, khả năng sẽ lên 4X, canh mua khi về giá 32” hoặc “Cổ
phiếu V sắp có tin tốt, nội bộ đã gom hàng, giá sẽ đẩy lên trong vài
phiên tới”...
Nếu như tất cả những
ai nhận được thông tin như anh Xuân lập tức mua vào cổ phiếu thì chắc
chắn liền ngay sau đó giá cổ phiếu này sẽ tăng lên. Nhưng sau đó ai sẽ
là người “chạy” sớm nếu đó là thông tin không chính xác?
Tất nhiên, không thể
là nhà đầu tư nhỏ lẻ bởi họ muốn chạy cũng khó vì cổ phiếu họ mua theo
nhiều khi chưa kịp về tài khoản. Kẻ trục lợi trong dạng thông tin này
thường là các “đội lái” (từ để ám chỉ một nhóm nhà đầu tư tổ chức hoặc
cá nhân thao túng giá cổ phiếu nào đó). Bằng thực lực tài chính của mình
và các thông tin dạng “chim lợn” như trên, các “đội lái” có thể đẩy giá
cổ phiếu nào đó đến một mức cao mà họ muốn...
Giám
đốc môi giới một công ty chứng khoán thừa nhận rằng những “đội lái”
chuyên nghiệp hiện nay không ít. Ngoài việc có nhiều tiền, họ còn phải
xây dựng được một kịch bản hoàn chỉnh cho một cổ phiếu mà họ muốn “lái”.
Cụ thể, họ phải nắm
được giá trị của loại cổ phiếu đó có tác động thế nào đến nhà đầu tư;
những ai đang nắm cổ phiếu đó với khối lượng lớn; thực lực của công ty
và quan trọng nhất chính là họ có quan hệ chặt chẽ với lãnh đạo công ty
này. Khi có được đầy đủ các yếu tố nói trên, “đội lái” sẽ thực hiện một
kịch bản đã vạch sẵn. Lợi nhuận của kiểu đầu tư này thường rất cao, có
khi lên đến vài lần trên vốn...
Nhiều nhà đầu tư có
kinh nghiệm trên thị trường cho biết: Những cổ phiếu bị lái đều có đặc
điểm là giá sẽ rớt thê thảm sau khi thiết lập mức đỉnh của nó. Nói cách
khác, sau khi “đội lái” đẩy giá đạt mục tiêu, họ bắt đầu bán dần cổ
phiếu đang nắm giữ. Khi họ hoàn tất cũng là lúc giá cổ phiếu này liên
tục chuỗi ngày giảm sàn (vì không còn lực đỡ).
Giám đốc một công ty
chứng khoán nhận xét: Nếu “đội lái” chỉ dựa vào kẽ hở của pháp luật,
dựa vào điểm yếu của chính thị trường để thực hiện hành vi trên thì
ngành chức năng khó tìm được lỗi vi phạm. Bởi theo vị này, chính những
cổ phiếu penny, có khối lượng lưu hành ít... đang là điểm ngắm của các
“đội lái”.