Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 108/TB-VPCP ngày 17/3/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về giải pháp công nghệ làm đường giao thông và cầu cạn do Công ty TNHH Hòa Bình đề xuất.
Thông báo kết luận nêu rõ, theo báo cáo của Công ty TNHH Hòa Bình đề xuất thì giải pháp ứng dụng cầu bản trên cọc PRC V và cầu dầm bê tông dự ứng lực cường độ cao HPC có nhiều sáng kiến, cải tiến mới như thời gian thi công rút ngắn, chi phí thấp, sử dụng lồng ghép đa mục tiêu, chi phí đầu tư thấp hơn so với đường cao tốc dùng đất và cát để làm nền đường, song vẫn phải bảo đảm tuổi thọ công trình theo yêu cầu.
Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng đánh giá giải pháp ứng dụng cầu bản trên cọc PRC V và cầu dầm bê tông dự ứng lực cường độ cao HPC
Phó Thủ tướng ghi nhận các báo cáo và đề xuất sử dụng giải pháp của doanh nghiệp này trong bối cảnh cả nước đang tập trung phát triển hạ tầng giao thông, một trong ba đột phá chiến lược của quốc gia.
Tuy nhiên, theo ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học và báo cáo của Bộ Xây dựng thì giải pháp này là không mới, trong thực tế đã được thực hiện tại Việt Nam (theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia đã được ban hành) và nước ngoài (theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn của từng nước hoặc của tổ chức quốc tế đã được ban hành).
Theo đánh giá, giải pháp này chỉ ưu điểm áp dụng tại các vùng đất yếu, ngập nước... nhưng đối với khu vực trong đô thị thì chưa đảm bảo cảnh quan, mỹ quan chung; suất đầu tư theo tính toán của Công ty mới chỉ là sơ bộ, chưa có biện pháp thi công cụ thể, chi phí mặt bằng thi công và công trình phụ trợ mới là tạm tính, chưa xét đến chi phí làm đường tiếp cận phục vụ thi công...
Việc nghiên cứu, ứng dụng giải pháp công nghệ kỹ thuật mới cần phải dựa trên cơ sở khoa học, được cơ quan chuyên môn đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn được ban hành; khi đưa vào khai thác sử dụng phải tuyệt đối an toàn, bảo đảm chất lượng và tuổi thọ của công trình.
Theo đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Xây dựng hướng dẫn Công ty TNHH Hòa Bình cung cấp bộ hồ sơ đầy đủ, hoàn thành trong tháng 3/2025 các thông tin về giải pháp mà công ty đề xuất.
Trong đó, Công ty TNHH Hòa Bình phải xây dựng các tiêu chuẩn về thiết kế, khảo sát, tổ chức thi công, quy chuẩn, định mức, đơn giá, giải pháp thiết thiết kế kèm theo hướng dẫn kỹ thuật để so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, đơn giá theo quy định hiện hành; chứng minh quy trình công nghệ (vật liệu, thiết kế, tổ chức thi công) bảo đảm an toàn, bền vững của công trình và hiệu quả kinh tế của giải pháp.
Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định, đánh giá, hoàn thành trong tháng 4/2025. Nếu giải pháp đáp ứng đầy đủ yêu cầu pháp lý, kỹ thuật và kinh tế, Bộ Xây dựng sẽ công bố chính thức, đồng thời xác định tiêu chí và phạm vi áp dụng.
Trên cơ sở các vấn đề pháp lý, kỹ thuật công nghệ đã được khẳng định và chứng minh hiệu quả về kinh tế nêu trên, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo nghiên cứu đề xuất của Công ty TNHH Hòa Bình về việc áp dụng giải pháp thiết kế nêu trên để phối hợp với nhà đầu tư được lựa chọn triển khai 2km dự án thành phần 3 thuộc đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội tại vị trí phù hợp, bảo đảm tiết kiệm chi phí đầu tư, mỹ quan đô thị.
-
Mô hình NHÀ Ở XÃ HỘI BÊ TÔNG LẮP GHÉP: Thi công nhanh, rẻ, tuổi thọ lên đến 50 năm
Nhà bê tông lắp ghép là xu hướng cách mạng trong xây dựng nhà ở xã hội. Việc áp dụng công nghệ này có thể giúp Việt Nam nhanh chóng giải quyết tình trạng thiếu nhà ở, hướng đến môi trường xây dựng bền vững và tiết kiệm hơn trong tương lai.
-
Đề xuất áp dụng mô hình nhà bê tông lắp ghép trong xây dựng nhà ở xã hội
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, Công ty Cổ phần địa ốc Kim Oanh đề xuất Việt Nam có thể áp dụng mô hình nhà bê tông lắp ghép với ưu điểm thi công nhanh, tiết kiệm chi phí, bền vững 50 năm, phù hợp địa chất yếu.
-
Loại bê tông mới được làm từ tro bụi núi lửa, có khả năng chống bức xạ
Bằng cách trộn vật liệu này với xi măng, các nhà học Philippines đã tạo ra những khối bê tông xây dựng mà họ cho biết có thể được sử dụng làm lá chắn chống lại bức xạ có hại. Vật liệu này có tiềm năng ứng dụng rộng rãi, đặc biệt trong bệnh viện, cơ sở hạt nhân và khu công nghiệp - nơi cần các vật liệu che chắn bức xạ.







-
Nhà ga in 3D đầu tiên thế giới: Nhật Bản làm được điều không tưởng chỉ trong 6 giờ!
Nhà ga đầu tiên trên thế giới được xây dựng bằng công nghệ in 3D tại Nhật Bản có khả năng chống động đất tương tự như các ngôi nhà bê tông cốt thép.
-
Mỹ phát hiện “kho báu” ĐẤT HIẾM lên tới 8,4 tỷ USD từ thứ tưởng chừng như bỏ đi
Dù bị coi là chất độc hại nhưng tro than lại có thể là nguồn tài nguyên quan trọng đối với Mỹ. Theo đó, nước này có thể thu hồi đất hiếm từ chất thải sau đốt than, trong bối cảnh 75% nguyên liệu này nhập khẩu từ Trung Quốc....
-
Tương lai giao thông Đồng bằng sông Cửu Long: Cao tốc trên cầu cạn có khả thi?
Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chỉ đạo các đơn vị có liên quan nghiên cứu giải pháp xây dựng đường cao tốc trên cầu cạn tại khu vực ĐBSCL, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vật liệu san lấp đắp nền đường....