Thông tin trên được đưa ra tại họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý 3/2024 do Ngân hàng Nhà nước tổ chức chiều ngày 17/10 tại Hà Nội.
Theo Phó Thống đốc, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều giải pháp, chính sách tiền tệ, chương trình tín dụng triển khai đồng bộ, quyết liệt, đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đặc biệt, để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng tổ chức tín dụng cung ứng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế. Ngày 31/12/2023, Ngân hàng Nhà nước đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 cho các tổ chức tín dụng và công khai các nguyên tắc để các tổ chức tín dụng chủ động thực hiện.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú tại họp báo. Ảnh: NHNN
“Đến nay, tín dụng toàn hệ thống tăng khoảng 9% so với cuối năm 2023. Thanh khoản tốt và còn nhiều dư địa tăng trưởng tín dụng. Các tổ chức tín dụng hiện có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn cho vay đối với nền kinh tế”, Phó Thống đốc nói.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho hay, cho vay đến thời điểm này đạt 14,7 triệu tỷ đồng và huy động khoảng 14,5 triệu tỷ đồng.
Khẳng định “không có chuyện 14 - 15 triệu tỷ đồng còn nằm tại ngân hàng” bởi huy động được bao nhiêu các ngân hàng đã cho vay ra nền kinh tế, ông Tú lý giải, việc cho vay vượt huy động bởi phần vượt hơn chính là vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại.
Bên cạnh đó, gói 140.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, lãi suất đang trình Thủ tướng Chính phủ giảm thêm 1%. Đây là nguồn lực của chính Ngân hàng thương mại và sẽ kéo dài thời hạn.
Trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng, với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các giải pháp đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước và sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan, đến nay, mục tiêu cơ bản ban đầu là xử lý và kiểm soát chênh lệch giá vàng miếng SJC so với giá vàng thế giới trong biên độ phù hợp đã đạt được.
Tuy nhiên, dư nợ của các tổ chức tín dụng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (Yagi) khoảng 165.000 tỷ đồng. Đây sẽ là một trong những nguyên nhân khiến nợ xấu dự kiến sẽ tăng trong thời gian tới.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú lưu ý, vấn đề nợ xấu đang được tập trung xử lý và kiểm soát trong bối cảnh nền kinh tế và sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và hoạt động ngân hàng số, nhiều ngân hàng Việt Nam chuyển đổi số ở top đầu hiện đã đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số. Đến nay, hơn 87% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản thanh toán tại ngân hàng.
Về nhiệm vụ ngân hàng những tháng cuối năm, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, mục tiêu quan trọng nhất vẫn được duy trì đó là điều hành chính sách tiền tệ cởi mở nhằm hỗ trợ lãi suất, tỷ giá ổn định cho nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển.
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, rà soát, đơn giản hóa thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Đồng thời, mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống, tiêu dùng, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.
Tiếp tục theo dõi, đôn đốc các tổ chức tín dụng triển khai quyết liệt các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó có chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ; chương trình tín dụng 30.000 tỷ đồng cho vay lĩnh vực lâm, thủy sản.
Đối với thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng, với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các giải pháp đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước và sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan, đến nay, mục tiêu cơ bản ban đầu là xử lý và kiểm soát chênh lệch giá vàng miếng SJC so với giá vàng thế giới trong biên độ phù hợp đã đạt được.
-
Tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm đạt hơn 8,5%, cao hơn 2,19% so với cùng kỳ năm trước
Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 27/9/2024, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 8,53% (cùng thời điểm năm trước tăng 6,24%).
-
Doanh nghiệp than “khó” nhưng dư nợ tín dụng bất động sản vẫn đạt hơn 3,15 triệu tỷ đồng
Trả lời trước Quốc hội chiều nay (28/10), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng giải thích nguyên nhân vì sao nhiều doanh nghiệp bất động sản phản ánh lãi suất cho vay cao, khó tiếp cận vốn....
-
Ngân hàng “bơm” 405 nghìn tỷ đồng vốn tín dụng lãi suất thấp để tái thiết sau bão số 3
Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các ngân hàng thương mại cổ phần tổ chức chiều 21/9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết trong vai trò cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà nước đã cùng các ngân hàng trong hệ thống triển khai nhiều ...
-
TP.HCM: Tín dụng bất động sản tăng cao hơn mặt bằng chung
Đến cuối tháng 7, tổng dư nợ tín dụng bất động sản trên địa bàn TP.HCM đạt 1,019 triệu tỷ đồng, chiếm 27,6% trong tổng dư nợ tín dụng.