07/02/2025 8:45 AM
Mục tiêu của Chính phủ đề ra trong năm 2025 là tăng trưởng GDP đạt trên 8%. Do vậy, năm nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú

Tại Họp báo Chính phủ tháng 1/2025, trước câu hỏi NHNN có những giải pháp gì trong điều hành chính sách tiền tệ để thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP đạt trên 8% mà Chính phủ đề ra trong năm 2025, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, để có được 8% đòi hỏi rất nhiều chính sách cũng như giải pháp đồng bộ tất cả các lĩnh vực.

Riêng đối với lĩnh vực ngân hàng, ông Tú cho rằng, muốn có tăng trưởng thì phải có đầu tư, mà muốn đầu tư thì phải có vốn để bảo đảm phát triển. “Mức tăng trưởng trên 8% hướng đến 10% của năm 2025 là con số rất ấn tượng mà Chính phủ đặt ra, căn cứ điều kiện cũng như thực tiễn, thể hiện sự cố gắng, đồng bộ, quyết liệt để phát triển nền kinh tế, phấn đấu năm nay làm tiền đề cho giai đoạn sau nữa. Chính vì thế chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ rất nặng nề”, ông Tú nhấn mạnh.

Trong rất nhiều năm qua, như năm 2023, GDP tăng trưởng gần 7% thì tăng trưởng tín dụng ở mức 14,55%. Năm 2024, GDP tăng trưởng 7,09% thì tín dụng tăng trưởng 15,08%. Trung bình hơn 2% tăng trưởng tín dụng sẽ giúp tăng trưởng 1% tăng trưởng GDP.

Theo Phó Thống đốc NHNN, năm nay, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%. Nếu tăng trưởng kinh tế đến 10% thì tăng trưởng tín dụng phải ở mức 18-20%.

Vấn đề làm sao phải có đủ vốn phục vụ tăng trưởng cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh các kênh huy động vốn trung, dài hạn như chứng khoán, trái phiếu vẫn còn những vấn đề cần củng cố. Trách nhiệm sẽ đặt nặng cho chính sách tiền tệ, tín dụng trong năm 2025.

Cuối năm 2023, tổng dự nợ khoảng 13,4 triệu tỷ đồng, đến cuối năm 2024 là 15,5 triệu tỷ đồng. Như vậy riêng năm 2024, chúng ta tăng thêm vào nền kinh tế vốn dư nợ khoảng 2,1 triệu tỷ đồng. Tổng cả năm 2024, doanh số cho vay năm 2024 là 23 triệu tỷ đồng, doanh số thu nợ là 21 triệu tỷ đồng để có được 7,09% tăng trưởng GDP.

Về định hướng chính sách tiền tệ cho mục tiêu tăng trưởng 8%, ông Tú cho rằng phải kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Tiếp theo cần hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng, đảm bảo những cân đối lớn của nền kinh tế. Với mục tiêu này, việc điều hành chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục được điều hành linh hoạt, chặt chẽ, phù hợp với chính sách tài khoá, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách thương mại.

Để đạt được con số tương đồng với mức tăng trưởng này sẽ phải làm thế nào? Việc điều hành chính sách tiền tệ NHNN sẽ thực hiện trước hết quan điểm vẫn phải là làm sao đạt mục tiêu, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền; hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng nền kinh tế và đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế. Với quan điểm cũng như mục tiêu đó cùng với những kinh nghiệm, bài học trước đây, điều hành chính sách tiền tệ năm nay tiếp tục linh hoạt, chặt chẽ và phù hợp với chính sách tài khóa cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách xuất nhập khẩu, chính sách thương mại…

Đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, ông Tú cho biết, trước hết cần bảo đảm thanh khoản cho nền kinh tế, cho các ngân hàng thương mại; đẩy mạnh vốn huy động, vốn nhàn rỗi cho nền kinh tế từ doanh nghiệp, người dân. Và có chính sách lãi suất hợp lý để huy động vốn này.

Trong trường hợp cần có vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu thì NHNN sẽ sử dụng các công cụ điều hành của mình trong việc cung ứng vốn, tái cấp vốn hoặc các hình thức phù hợp thông qua các nghiệp vụ điều hành thị trường tiền tệ.

Bên cạnh đó, tiếp tục điều hành lãi suất ổn định để đảm bảo phù hợp với lãi suất chung của nền kinh tế cũng như phù hợp với các yêu cầu khác trong quan hệ vĩ mô của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác. Chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất bằng cách tiết kiệm các chi phí của mình, ứng dụng công nghệ giảm chi phí, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và người dân.

“Trong điều hành hạn mức tín dụng, chúng tôi đặt ra 16% nhưng cũng có thể cao hơn nếu vẫn kiểm soát được lạm phát và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cho phép, và đạt mục tiêu tăng trưởng. Phương thức điều hành quản lý hạn mức này, năm 2024 đã có đổi mới và năm 2025 tiếp tục đổi mới và tạo thuận lợi, chủ động cho các NH thương mại. Nếu cho vay tích cực, đúng đối tượng và phát huy được nguồn vốn cũng như bảo đảm được an toàn, lành mạnh của Ngân hàng thì việc chủ động được nâng cao. NHNN sẽ kiểm soát cũng như đảm bảo tổng thể mức tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế”, ông Tú cho hay.

Ngoài ra, điều hành tỉ giá của thị trường ngoại tệ cũng tiếp tục hóa giải những tác động của thế giới để duy trì một thị trường ngoại tệ ổn định. Ngay từ đầu năm, mặc dù đã có tác động không tích cực đối với nền kinh tế, đối với ngoại tệ nhưng NHNN đã chủ động điều hành. Từ giữa tháng 1 đến nay, hầu như thị trường trở lại trạng thái rất tích cực trên cơ sở ngoại hối, kiều hối, dòng tiền xuất nhập khẩu, và điều đó tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ.

“Chúng tôi cũng sử dụng các biện pháp can thiệp khi cần thiết để đảm bảo được quan hệ ngoại tệ một cách tích cực và đảm bảo tỉ giá ở mức hợp lý, tránh tâm lý găm giữ cũng như đối phó”.

Đồng thời tiếp tục ứng dụng công nghệ để giảm bớt chi phí hỗ trợ cho doanh nghiệp, bên cạnh đó các chính sách liên quan đến cơ cấu… cũng sẽ sử dụng một cách hợp lý, không lạm dụng nhưng vẫn tiếp tục có các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp khó khăn trong bão số 3 vừa qua.

Bên cạnh đó là các chính sách tín dụng ưu đãi khác, lãi suất thấp sẽ được triển khai tích cực theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Chủ đề: Kinh tế Việt Nam
  • Triển vọng lợi nhuận ngân hàng năm 2025

    Triển vọng lợi nhuận ngân hàng năm 2025

    Cùng sự khởi sắc của tín dụng, nhiều ngân hàng thương mại thông báo vượt chỉ tiêu lợi nhuận được cổ đông giao năm 2024, thậm chí, không ít ngân hàng “hé lộ” mức lãi “tỷ USD”. Đây là cơ sở để kỳ vọng lợi nhuận ngân hàng trong năm 2025 thêm khởi sắc.

Tâm An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Các yếu tố dự báo sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam năm 2025

    Các yếu tố dự báo sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam năm 2025

    Mặc dù bức tranh thế giới có nhiều biến động trong năm 2024, song nền kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng. Bước sang 2025, giới chuyên gia dự báo sẽ có nhiều yếu tố cả trong nước và quốc tế tác động đến kinh tế Việt....

  • Kinh doanh thương mại điện tử sẽ nộp thuế như thế nào?

    Kinh doanh thương mại điện tử sẽ nộp thuế như thế nào?

    Các sàn TMĐT trước khi chuyển trả tiền thanh toán từ người mua hàng hóa, dịch vụ trên nền tảng cho hộ, cá nhân kinh doanh, tổ chức theo quy định phải thực hiện khấu trừ số thuế giá trị gia tăng, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với mỗi giao dịch...

  • Triển vọng lợi nhuận ngân hàng năm 2025

    Triển vọng lợi nhuận ngân hàng năm 2025

    Cùng sự khởi sắc của tín dụng, nhiều ngân hàng thương mại thông báo vượt chỉ tiêu lợi nhuận được cổ đông giao năm 2024, thậm chí, không ít ngân hàng “hé lộ” mức lãi “tỷ USD”. Đây là cơ sở để kỳ vọng lợi nhuận ngân hàng trong năm 2025 thêm khởi sắc....

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.