Chi phí GPMB để thi công cao tốc An Hữu - Cao Lãnh tăng lên nhiều lần so với mức được phê duyệt. Ảnh minh họa
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, UBND tỉnh Tiền Giang chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung Khung chính sách Dự án trên, bảo đảm đúng quy định của pháp luật; cùng với UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo thực hiện Khung chính sách đã được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra tiêu cực, lãng phí gây thất thoát tài sản và ngân sách nhà nước.
Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1 được phê duyệt từ tháng 6/2022. Giai đoạn 1 của dự án sẽ thi công đoạn tuyến dài 27km, trong đó đoạn qua địa phận Tiền Giang dài 7,6km, còn lại nằm trên địa phận tỉnh Đồng Tháp. Dự án chia thành 2 thành phần do UBND 2 tỉnh làm cơ quan chủ quản. Trong đó tỉnh Tiền Giang sẽ phụ trách đầu tư 11,4 km ( bao gồm đoạn tuyến 3,8km tthuộc địa phận tỉnh Đồng Tháp). Giai đoạn 1 quy mô 4 làn xe cao tốc hạn chế với chiều rộng nền đường là 17m, vận tốc khai thác 80km/h; giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 4 làn xe cao tốc với chiều rộng nền đường là 24,75m, vận tốc khai thác là 100km/h. Theo chủ trương được phê duyệt, tổng mức đầu tư dự án khoảng 2.246 tỉ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 398 tỉ đồng. |
Quá trình khảo sát thực tế, Tiền Giang nhận thấy chi phí phục vụ GPMB để triển khai dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu đoạn qua địa phương vượt xa so với kế hoạch. Địa phương đã có văn bản trình Thủ tướng, kiến nghị tăng vốn đầu tư dự án thành phần lên 3.818 tỉ đồng.
Trong đó, chi phí để bố trí cho công tác bồi thường, tái định cư là khoảng 1.255 tỉ đồng (tăng gần 840 tỉ đồng so với dự toán). Cùng với đó chi phí xây dựng cũng tăng đáng kể so với mức phê duyệt.
Được biết, dự án thành phần 2 có điểm đầu giao với tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh (cách nút giao An Bình khoảng 4km) thuộc xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Điểm cuối giao với tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận(cách nút giao An Thái Trung khoảng 1,8km) thuộc xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Nếu dự án thành phần 2 được điều chỉnh mức đầu tư, tổng kinh phí để thực hiện toàn bộ dự án sẽ tăng lên 7.458 tỉ đồng (tăng 1.500 tỉ đồng so với phương án được phê duyệt).
-
Phấn đấu thông tuyến dự án Đường tỉnh 864 (Đường dọc sông Tiền) trước Tết Dương lịch năm 2025
Xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của dự án Đường tỉnh 864 (Đường dọc sông Tiền), thời gian qua, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Ban Quản lý dự án giao thông) đã tập trung đẩy nhanh tiến độ các gói...
-
Tiền Giang phấn đấu khởi công Khu tái định cư thuộc dự án cầu hơn 5.000 tỉ đồng trong năm nay
Dự án khu tái định cư phục vụ công trình cầu Rạch Miễu 2 tại Tiền Giang đang được đẩy nhanh tiến độ với mục tiêu khởi công trong năm 2024.
-
Tin vui về nguồn vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm phía Nam sau quyết định mới của UBND tỉnh Tiền Giang
UBND tỉnh Tiền Giang vừa phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư khai thác mỏ cát san lấp Hòa Hưng 4 với trữ lượng hơn 1,8 triệu m3. Đây là mỏ cát trên sông thứ hai được tỉnh này cấp phép khai thác lại sau 12 năm...