Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu nối Tiền Giang - Đồng Tháp có tổng chiều dài khoảng 27km. Ảnh minh họa
Trong văn bản trình lên Thủ tướng Chính phủ, Tiền Giang kiến nghị xem xét điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu. Trong đó, tăng mức đầu tư dự án thành phần 2 (đoạn qua địa phận Tiền Giang) lên 3.818 tỉ đồng, qua đó tăng tổng mức đầu tư dự án lên 7.458 tỉ đồng.
So với mức vốn đầu tư được phê duyệt 2.246 tỉ đồng, mức kinh phí điều chỉnh đã tăng gần 70% (tương đương 1.572 tỉ đồng). Tiền Giang giải trình mức tăng lớn do chi phí phục vụ GPMB và thi công đều tăng cao so với dự toán ban đầu.
Cụ thể, trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, kinh phí GPMB chỉ yêu cầu khoảng 398 tỉ đồng, nhưng quá trình khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi, mức chi phí này đã tăng lên 1.255 tỉ đồng (tăng gần 840 tỉ đồng so với dự toán). Theo đó, tại thời điểm lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, mức giá bồi thường được tạm tính theo giá đất, giá cây trồng và kiến trúc do tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp ban hành. Đến thời điểm khảo sát thực tế để triển khai báo cáo khả thi thì con số này đã có sự thay đổi. Cùng với đó, diện tích đất nông nghiệp tăng, đất ở cần giải phóng thực tế cũng tăng lên so với hồ sơ khảo sát, thiết kế ban đầu.
Về chi phí xây dựng, ban đầu đơn vị tư vấn tham khảo chi phí đầu tư tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ để đưa ra mức dự toán (khoảng 75 tỉ đồng/km). Tuy nhiên khi thực hiện nghiên cứu thực tế, con số đã tăng lên 113 tỉ đồng/km (số liệu đã được Cục Quản lý đầu tư xây dựng thẩm định). Nguyên nhân đội giá chủ yếu đến từ 2 yếu tố: giá vật liệu xây dựng tăng cao và địa hình phức tạp (nền đất yếu).
Về quy mô xây dựng, Tiền Giang cũng đề xuất điều chỉnh chiều dài thi công một số công trình phụ trợ, trong đó tuyến đường gom tăng khoảng 6km để đảm bảo an toàn giao thông qua địa hình phức tạp.
Theo chủ trương đầu tư được phê duyệt, dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1 có tổng chiều dài tuyến hơn 27 km. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 5.886 tỉ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Theo kế hoạch, phía tiền Giang sẽ đầu tư 2.246 tỉ đồng để triển khai 7,6km đoạn qua địa phương, Đồng Tháp sẽ đầu tư 3.640 tỉ đồng để triển khai 19,8km còn lại. Trong giai đoạn 1, dự án sẽ xây dựng theo quy mô cao tốc 4 làn xe, bề rộng mặt đường 17m. |
-
Cao tốc Cao Lãnh – An Hữu ấn định thời gian khởi công giai đoạn 1
Dự án cao tốc Cao Lãnh – An Hữu có tổng mức đầu tư khoảng 6.000 tỉ đồng, trong đó giai đoạn 1 của dự án đã bắt đầu triển khai công tác cắm cọc GPMB. Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đốc thúc các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo khởi công xây dựng vào 30/4/2023.
-
Tin vui về nguồn vật liệu thi công dự án cao tốc đi qua Đồng Tháp, Tiền Giang
UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu nhà thầu khai thác cát theo đúng khối lượng, công suất, kế hoạch, chỉ cung cấp khoáng sản cho dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thành phần 2.
-
Đồng Tháp đầu tư KHỦNG 477.000 tỷ: TƯƠNG LAI Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự sẽ thay đổi ra sao?
Với kế hoạch đầu tư lên đến 477.000 tỷ đồng, Đồng Tháp đang đặt ra tầm nhìn táo bạo để trở thành trung tâm kinh tế, công nghiệp, và chuyển đổi số hàng đầu tại đồng bằng sông Cửu Long. Quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, hứa hẹn sẽ mang ...
-
18.652 dân Mỹ Ngãi “lên đời” nhờ Cao Lãnh mở rộng nội thành
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công văn số 07/TTg-CN công nhận thành phố Cao Lãnh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Đồng Tháp có phạm vi nội thành mở rộng thêm 1 xã Mỹ Ngãi.