Tăng tính kết nối
Theo Quy hoạch chung TP.Quảng Ngãi đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050, TP.Quảng Ngãi sẽ phát triển theo mô hình đa cực, trong đó lấy sông Trà Khúc làm nền tảng chủ đạo, hướng phát triển đô thị - du lịch-dịch vụ theo hành lang ven biển. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là kiểm soát phát triển các khu chức năng để tạo không gian cảnh quan xung quanh biển Mỹ Khê, từng bước chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp sang dịch vụ, du lịch, gắn với hệ sinh thái tự nhiên, hướng tới quy hoạch thành phố biển năng động, hiện đại.
Sông Trà Khúc được quy hoạch là nền tảng chủ đạo của đô thị TP.Quảng Ngãi tiến về phía biển nên cần có quy hoạch và đầu tư hợp lý.
Một kiến trúc sư từng thực hiện nhiều dự án quy hoạch trên địa bàn tỉnh cho rằng, quy hoạch TP.Quảng Ngãi lần này ngoài việc tập trung cao cho phát triển vùng lõi đô thị, thì cần phải tăng cường kết nối với khu vực phía đông. Từ đó, khơi thông các nguồn lực để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển đô thị của thành phố.
“Khi xây dựng đô thị biển, điểm quan trọng là cần khai thác được giá trị của hệ thống sông về cảnh quan, văn hóa, lịch sử. Trong quy hoạch phát triển phải bảo vệ tốt nhất những đô thị cổ, những di tích lịch sử, văn hóa".
Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam TRẦN NGỌC CHÍNH
Chống ngập, bài học không bao giờ cũ
Một trong những vấn đề của TP.Quảng Ngãi ở khu vực phía đông hiện nay là tình trạng ngập cục bộ, ngập kéo dài mỗi khi có mưa lớn, vì hệ thống thoát nước chưa được đầu tư đồng bộ. Cụ thể là, các xã Nghĩa Hà, Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng... sau các đợt mưa, bão vừa qua, một số nơi nước không rút ra các sông được, khiến cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn. Do đó, quy hoạch lần này phải hướng tới sự phát triển bền vững của TP.Quảng Ngãi trong tương lai.
Quy hoạch xây dựng TP.Quảng Ngãi trong giai đoạn mới cần phát huy hết tiềm lực để xây dựng đô thị phát triển bền vững trong tương lai.
Theo KTS Trần Ngọc Chính-Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, để đô thị Quảng Ngãi bám vào sông, vào biển, nhưng không bị ngập lụt cần phải tôn trọng đường đi của nước từ trên núi đổ xuống biển. Nếu chặn lại đường đi của nước thì sẽ phải trả giá rất đắt. Chỗ nào đã bịt thì phải khơi thông, chỗ nào hẹp phải mở rộng. Ngoài ra, việc giữ lại cảnh quan tự nhiên, nhất là các cánh đồng hoa màu, ruộng lúa không chỉ tạo điểm nhấn để phát triển du lịch, mà những vùng đất này còn là... ao, hồ tự nhiên giúp thoát nước cho thành phố một khi tần suất mưa lũ trong tương lai được dự báo sẽ tăng lên rất nhiều so với hiện nay.
Tạo lập không gian đô thị hợp lý
Nhiều chuyên gia về quy hoạch cho rằng, so với nhiều đô thị biển lân cận như Quy Nhơn, Đà Nẵng... thì việc xây dựng đô thị biển ở Quảng Ngãi có lợi thế lớn, vì quỹ đất còn rất dồi dào. Ngoài ra, sự tác động trong quá trình phát triển chung của vùng phía đông chưa nhiều, nên quy hoạch mới có nhiều yếu tố có lợi. Tuy vậy, vẫn có những bất cập cần phải giải quyết. Trong đó, chênh lệch trình độ phát triển và thu nhập giữa đô thị hiện hữu và vùng phía đông sẽ tạo khoảng cách lớn hơn, nếu quá trình xây dựng và phát triển không chú trọng đến.
Việc xây dựng đô thị biển cần thiết phải tạo nên những công trình có thiết kế đẹp, hiện đại, mang thương hiệu của đô thị. Bên cạnh đó, nhiều KTS cho rằng, đô thị ven biển có không gian sinh thái rất nhạy cảm, nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đê, kè ven biển, ven sông phải đảm bảo nguyên tắc bền vững, mỹ quan, tiện dụng và dễ phục hồi sinh thái ven biển. Đồng thời, phải tính đến xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho cả hai bên bờ sông Trà.
Vóc dáng đô thị ở hai xã Nghĩa Phú, Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi) đang dần hình thành.
Ngoài ra, đô thị phát triển đồng nghĩa với sự gia tăng dân số và thu hút khách du lịch, cũng như các hoạt động kinh tế- xã hội sẽ phát triển, đặc biệt là hệ thống dịch vụ du lịch, ăn uống. Quy hoạch và phát triển đô thị Quảng Ngãi cần đảm bảo xác định đủ quy mô và hình thái phát triển, tạo lập các không gian hợp lý cho các loại hình kinh tế đặc thù phát triển, nhưng không làm ô nhiễm môi trường. Đồng thời, hạ tầng giao thông mang tính kết nối liên vùng phải được tính toán một cách chi tiết cả hai trục đông - tây và nam - bắc.
Bài học từ quy hoạch chung TP.Quảng Ngãi năm 2011 đã không còn phù hợp cho thấy giữa tầm nhìn và tốc độ phát triển đang vênh rất lớn. Do đó, để xây dựng đô thị biển Quảng Ngãi phát triển bền vững cần phải đảm bảo 3 mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Thiếu một trong các nhóm tiêu chí cũng như những tiêu chí trong các nhóm tiêu chí đều có thể dẫn tới đô thị TP.Quảng Ngãi sẽ không thể phát triển bền vững.
-
Quảng Ngãi tháo gỡ khó khăn cho các dự án khu đô thị
CafeLand - Chiều 12-11, Chủ tịch UBND Quảng Ngãi đã chủ trì buổi họp để nghe và cho ý kiến chỉ đạo việc giao đất cho nhà đầu tư thực hiện các dự án khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn tỉnh.
-
Hoàn thành cơ bản cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn trong tháng 10/2025
Dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn nối hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định với chiều dài 88km sẽ được hoàn thành cơ bản trong tháng 10/2025.
-
8 năm, 8 dự án và 180.000 tỷ đồng: Hòa Phát còn điều gì chưa tiết lộ tại Dung Quất?
Các dự án của Hòa Phát tại Khu kinh tế Dung Quất đã tạo cơ hội việc làm cho khoảng 19.000 lao động.
-
Quảng Ngãi sắp đấu thầu tìm nhà đầu tư cho hai dự án khu đô thị có quy mô ‘khủng’
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa phát đi Công văn số 88/UBND-KT về việc công bố danh mục các khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh....